| Kỹ
năng lập dự toán đấu thầu | Dự toán bưu chính viễn thông | Về
thông tư 01/2015/TT-BXD | Định mức công tác bê tông lót
móng đá 4x6 mác 50, 75, 100 | Thảo
luận về PP tính bù chênh lệch vật liệu | Về
cách tính giá trị vật tư theo kiểu bù chênh lệch |
Hiện nay, ở nơi này, nơi khác, nhất là các tỉnh phía ngoài, có nhiều người vẫn tính chi phí vật liệu theo kiểu bù chênh lệch (chi phí vật liệu = đơn giá vật liệu tính sẵn theo bộ đơn giá + chênh lệch).
Phương pháp này theo như phân tích của tôi ở một số bài viết
trước đây, (ví dụ tại đây),
đã cho thấy sự thiếu chính xác, lạc hậu, rắc rối và mất thời
gian.
Hôm nay, tại bài
viết này, tôi sẽ chỉ ra một nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ nguy hiểm của
cách tính chi phí vật
liệu theo kiểu
bù chênh lệch, nó như
một cái bẫy rất dễ mắc phải, mà nếu “dính bẫy” sẽ dẫn đến sai sót
nghiêm trọng vì làm phát sinh chi phí đầu tư. Có thể ai đó vô tình
sẽ được hưởng lợi nhưng quan trọng là người tính sai, đơn vị lập,
thẩm định dự toán sai dẫn đến phát sinh chi phí bất hợp lý có thể bị
phạt hoặc phải bỏ tiền ra đền, theo như tôi biết, một đơn vị ở địa
phương vừa rồi đã bị phạt hơn 30tr đồng vì mắc lỗi này.
Trước đây, trong đơn giá của các tỉnh thành thì cấp phối xây,
trát và vữa bê tông mác 150, 200 được lập với xi măng PC30 (bê tông mác
250 trở lên thì đã tính với mác PC40). Nhưng trên thị trường hiện nay xi măng PC40 đã ngày càng phổ biến, còn PC30 thì ngày càng ít đi,
vì thế xi măng PC40 đang dần thay thế xi măng PC30, rất nhiều các
tỉnh/thành cũng đã chính thức qui định việc sử dụng xi măng PC40 thay
cho PC30 đối với các công tác bê tông, xây, trát. Điều này dẫn đến
việc các đơn vị tư vấn khi lập dự toán cần phải chuyển đổi định mức vữa
từ xi măng PC30 sang PC40.
Việc chuyển đổi này mới nghe thì thấy rất
đơn giản và chẳng có gì để phải bàn cãi, vì các công tác bê tông, xây, trát trong ĐM 1776/2007/BXD chỉ quy định hao phí vữa, còn sử dụng xi
măng nào (PC30 hay PC40) thì không bắt buộc, phần phụ lục cấp phối trong ĐM 1776 cũng cho cấp phối vữa ứng với XM PC30 hay 40, nên việc chuyển đổi vữa từ PC30 sang 40 (hay ngược lại) là không sai, hơn nữa, để giảm chi phí đầu tư, đa số
các địa phương cũng đã mở đường
do chuyển qua xi măng PC40.
Theo thói quen, các đơn vị cứ sử dụng phần
mềm để chuyển đổi, xong tổng hợp vật tư để ra hao phí theo xi măng
PC40, rồi nhập giá.
Tới đây, nếu tính chi phí vật liệu theo
kiểu trực tiếp (không tính bù) thì không có vấn đề gì, ngược lại
nếu tính chi phí vật liệu theo kiểu bù giá, khả năng "dính
bẫy", dẫn đến phát sinh chi phí đầu tư một cách bất hợp lý sẽ là
rất cao.
Cũng cần nói thêm, ở góc độ các nhà sản xuất phần mềm (khác),
cũng có thể họ biết lỗi nếu tính bù theo kiểu này cả sự phức tạp
và rắc rối của nó, nhưng họ không quan tâm bằng việc làm thế nào để
bán cho được nhiều sản phẩm, họ lợi dụng sự phức tạp của phương pháp
tính bù vật liệu, đưa vào p/m chức năng tính bù, làm cho người sử
dụng cảm thấy với cách tính bù vật liệu thì quá ư phức tạp, cảm thấy bị phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm, ở thế bí, không còn cách nào khác, chỉ còn cách là phải mua
phần mềm về sử dụng.
Cũng theo như quảng cáo của các phần mềm, chúng ta thấy họ chỉ tập trung mô tả chức năng này kia, nghe rất kêu: nào là chuyển đổi cấp phối linh hoạt, nào là thế mạnh đặc biệt, vân vân và vân vân... mụch đích để thu hút sự chú ý của người dùng, nhưng điều quan trọng nhất là chỉ ra cho người dùng biết những lỗi có thể mắc phải (như ở đây) thì tuyệt nhiên chẳng thấy phần mềm nào nói tới.
Thiết nghĩ, các nhà sản xuất phần mềm, ngoài chữ TẦM cũng cũng cần có 1 chữ TÂM.
Cũng theo như quảng cáo của các phần mềm, chúng ta thấy họ chỉ tập trung mô tả chức năng này kia, nghe rất kêu: nào là chuyển đổi cấp phối linh hoạt, nào là thế mạnh đặc biệt, vân vân và vân vân... mụch đích để thu hút sự chú ý của người dùng, nhưng điều quan trọng nhất là chỉ ra cho người dùng biết những lỗi có thể mắc phải (như ở đây) thì tuyệt nhiên chẳng thấy phần mềm nào nói tới.
Thiết nghĩ, các nhà sản xuất phần mềm, ngoài chữ TẦM cũng cũng cần có 1 chữ TÂM.
Ở góc độ người sử dụng, theo thói quen từ trước, từ thời bao cấp để lại, họ sẽ rất dễ bị
mắc lỗi khi bù vật liệu, theo thói quen họ tính theo kiểu bù chênh lệch vật liệu, lấy chênh lệch công đơn
giá gốc để ra chi phí vật liệu, họ tưởng như vậy là đúng vì trước
nay vẫn thế, đâu ngờ họ đang mắc một lỗi nghiêm trọng, vì họ không hiểu bản chất vấn đề.
Vì trách nhiệm với cộng đồng, tôi thấy cần phải nêu
ra vấn đề này, chỉ ra sai sót có thể gặp nếu chủ quan khi chuyển đổi cấp phối
xi măng mà lại tính bù vật liệu, với mục đích phòng ngừa sai sót trong quá trình lập, thẩm tra, thẩm định dự toán.
Vấn đề là ở đây:
Nếu bù giá cho
đúng, ta phải bù theo nguyên tắc: giữ
nguyên đơn giá gốc lúc ban đầu sau đó cộng thêm vào nó phần chênh
lệch giá, nhưng khi chuyển đổi PC30 thành PC40 người dùng đã
vô tình bị dẫn đi lạc hướng, họ bị mắc
phải một lỗi mà họ không ngờ tới, vì nó chỉ bù chênh lệch giá cho
phần định mức theo PC40 chứ không thay đổi định mức gốc lúc ban đầu của bộ đơn giá theo xi măng PC30,
tức giá vật liệu gốc vẫn giữ nguyên sau đó họ công thêm vào phần
chênh lệch vật liệu như bấy lâu nay họ vẫn làm, họ không ngờ rằng đó
là cách tính sai, và cách tính sai sẽ cho kết quả sai.
Sau đây là một ví dụ cụ thể để dẫn chứng:
Ở ví dụ này
tôi chỉ tập trung vào vật tư xi măng, vì chiếm tỉ trọng giá trị
lớn khi chuyển đổi, giá trị cát, đá cũng có thay đổi theo hướng
ngược lại nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ hơn, giá trị vật liệu khác cũng
thay đổi theo nhưng để đơn giản tạm không xét đến. Nhân công, máy thì
không thay đổi.
Ví dụ công tác "Bê tông móng, đá 1x2, mác 200":
- Nếu chuyển qua xi măng PC40 thì chỉ còn 288kg, giảm tới 62kg cho
mỗi m3 bê tông:
Như hình trên thì như mỗi m3 bê tông khi chuyển từ xi măng PC30 (350kg), chuyển qua PC40 (còn 288kg) giảm 350-288 = 62kg, để đơn giản, coi như giảm 50kg, phần 12kg còn lại coi như bù vào lượng cát đá sụt giảm.
- Đơn giá vật liệu (xi măng) tính trong đơn giá gốc được tính theo
cấp phối PC30 là 350kg xi măng
cho 1m3 bê tông, và giả sử giá xi măng PC30 tại thời điểm lập bộ đơn
giá là 1.000đ/kg, thì giá xi măng tính trong đơn giá gốc là:
350(kg) x 1.000(đ/kg) = 350.000 đ (A1)
- Khi chuyển qua xi măng PC40 thì chỉ còn 300kg (tính tròn), và giả
sử giá xi măng PC40 tại thời điểm hiện tại là 2.000đ/kg, nếu tính bù
chênh lệch thì sẽ được giá trị chênh lệch là:
300(kg) x (2.000-1.000)đ/kg = 300.000 đ (A2)
- Giá trị phần xi măng nếu tính theo kiểu bù chênh lệch là:
Giá gốc (A1) + chênh lệch (A2) = 350.000 + 300.000 = 650.000đ (1)
- Giá trị phần xi măng nếu tính trực tiếp là: 300kg x 2.000đ/kg = 600.000đ (2)
- Kết quả là, 2 cách tính cho 2 kết quả khác nhau:
+ Tính bù = 650.000đ (1)
+ Tính trực tiếp = 600.000đ (2)
Chênh lệch (1) và (2) là 50.000đ /1m3 bê tông, đây là giá trị tăng
bất hợp lý, nếu công trình lớn, có KL bê tông nhiều thì giá trị này
sẽ rất lớn (tương tự với công tác xây, trát có sử dụng xi măng).
Nguyên nhân vì sao?
Đó là do trong đơn giá gốc, giá trị phần xi măng được tính với
định mức ximăng PC30 (350kg x 1.000 = 350.000đ), mà đúng ra phải
là (theo định mức PC40): 300kg x 1.000 = 300.000đ, dẫn đến chênh
lệch: [50kg] x [đơn giá gốc 1.000] = 50.0000đ
Trong trường hợp này phải xử lý thế nào? Có thể họ sẽ chọn 1
trong các cách sau:
- Cách 1, tính lại đơn giá gốc theo định mức cấp phối xi măng PC40 (bao gồm xi măng, cát, đá), sau đó đem
nhân với đơn giá xi măng PC40 tại thời điểm lập bộ đơn giá, mà giá gốc không thể tính ra được vì tại
thời điểm lập bộ đơn giá nhiều tỉnh chỉ công bố giá xi măng PC30 --> cách này đi vào ngũ cụt.
- Cách 2, tính lại đơn giá vật tư theo định mức cấp phối xi măng PC40 và giá hiện
tại, rồi thay vào cột đơn
giá vật liệu (ở bảng khối lượng - sheet BKL), nếu vậy hóa
ra tính bù mà thực chất là tính trực tiếp!
Cả 2 cách trên đều làm phức tạp thêm vấn đề và quan trọng là nó mâu thuẫn
với nguyên tắc tính bù là giữ
nguyên đơn giá gốc.
Cách khắc phục đơn
giản nhất là: TÍNH GIÁ TRỊ VẬT TƯ TRỰC TIẾP. KHÔNG BÙ.
Cách này thì chẳng sợ
dính "bẫy", chẳng bao giờ sai.
Đã có không ít công trình bị mắc lỗi này, không ít
trường hợp bị phạt hoặc đền tiền, và sẽ còn những công trình khác
trong tương lai, với bài viết này mong rằng anh em sẽ tránh được những
lỗi đáng tiếc như thế.
Cuối cùng, thay cho lời kết, xin lưu ý đến anh em làm dự toán:
- Sử dụng các phần mềm hiện nay trên thị trường để tính theo kiểu bù chênh lệch vật liệu hầu hết đều bị dính lỗi này.
- Sử dụng các phần mềm hiện nay trên thị trường để tính theo kiểu bù chênh lệch vật liệu hầu hết đều bị dính lỗi này.
- Giải pháp đơn
giản nhất để tránh lỗi khi chuyển đổi cấp phối xi măng làm phát sinh chi
phí vật liệu, đó là: TÍNH
GIÁ TRỊ VẬT TƯ TRỰC TIẾP. KHÔNG BÙ.
Bài liên quan cùng chủ
đề: | Về PP tính bù vật liệu |