Thảo luận liên quan đến PP bù chênh lệch vật liệu trong dự toán


Trên những diễn đàn dự toán đã có những thảo luận và kêu gọi từ bỏ PP tình bù chênh lệch vật vật liệu từ lâu rồi, nhưng đến nay vẫn có những anh em chưa hiểu rõ bản chất của cách tính này, cứ theo lối mòn từ trước mà không biết mình đang áp dụng một cách tính cổ lỗ sỹ, phi khoa học.
Xin trích lại dưới dây một số trao đổi để anh em tham khảo thêm về vấn đề này:
*
Trong bảng tính chênh lệch vật liệu, sau khi tính hết chênh lệch của các loại VL như cát, đá, sỏi... thì đến vật liệu khác. Mình làm dự toán bằng tay, mình không biết cách tính chênh lệch vật liệu của "vật liệu khác". Bạn biết chỉ giúp mình cách tính với.
*
Chào bạn, vật liệu khác được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên vật liệu chính và vật liệu phụ trên giá trị tiền (không phải lượng)
VD một công tác như thế này:
+ Xi măng : 200kg
+ Đá :1m3
+ VLK : 5%
----------------
+ Giá Xi măng : 1.000 đ/kg
+ Giá Đá : 150.000 đ/m3
----------------
+ VLK = (200x1.000 + 1x150.000)x5%=17.500 đ
+ Đơn giá VL bằng 200x1.000 + 1x150.000 + 17.500 = 367.500 đ
Lưu ý:
- Nếu tính chênh theo lệch vật tư thì khi giá VL thay đổi (VD xi măng: 1.500đ/kg, đá 200.000 đ/m3) thì VLK không thay đổi vẫn bằng giá trị ban đầu, lúc nằy chênh lệch vật tư bằng (1.500-1.000)x200 + (200.000-150.000)x1 =150.000 và đơn giá VL bằng 367.500+150.000=517.500đ (1)
- Còn tính theo đơn giá công trình (ND99&TT05) thì đơn giá VL được tính:
Xi măng = 1.500 x 200 = 300.000 đ
Đá = 200.000 x 1 = 200.000 đ
VLK = (300.000+200.000)x5%= 25.000 đ
Đơn giá VL = 300.000 + 200.000 + 25.000 = 525.000 đ(2)
----
Xem (1) và (2), thấy khác nhau chưa.
+ một số chương trình dự toán tính theo kiểu bù trừ chỉ bù được cho phần VL gốc, không bù cho phần VL chênh lệch --> PP này rườm rà phi khoa học và cho kết quả sai.
+ một số chương trình khác lấy định mức VLK nhân với vật liệu chính ra khối lượng vật tư rồi nhân với giá => cũng sai, vì VL khác phải tính theo GIÁ TRỊ VL chính chứ không phải bằng cách nhân tỷ lệ cho KHỐI LƯỢNG.
*
Xin hỏi muốn bỏ vật liệu khác cho toàn bộ công trình phải làm thế nào. Vì ở địa phương mình, khi tính vật liệu khác mà mang đi thẩm định thì bên thẩm định cũng không tính cho, chính vì vậy mà mình mới hỏi cách xóa toàn bộ vật liệu khác đi.
*
- % vật liệu khác là hao phí khác không thể kể đến trong định mức xây dựng Nhà nước Công bố. Dựa trên định mức để lập nên đơn giá xây dựng. Nếu "Bỏ % vật liệu khác" thì bạn bạn đã tự thay đổi hao phí định mức của đơn giá đó. (nếu làm như vậy thì có thể nói là tính toán chưa đúng). Hiện tại thì theo quy định: đơn giá và định mức không nhất thiết phải lấy theo của Tỉnh hay của Bộ ban hành mà có thể tự lập (trên cơ sở chuyên môn) rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu oki là áp dụng theo cái đó. Còn nếu đã áp dụng chung theo quy định của Bộ hoặc của Tỉnh thì phải tuân thủ theo.

- Nếu giá trị % khác nhỏ thì bỏ đi cũng chẳng sao, nhưng bạn thử hỏi người thẩm định lại hồ sơ của bạn xem là lấy cơ sở nào để cắt % vật liệu khác đi. hay chỉ là "văn vẹo".
*
Ý nghĩa đích thực của VL khác
Lâu nay, khi lập dự toán chúng ta dựa trên cái gốc cơ bản là các Bộ định mức. Chúng ta thấy nhiều công việc có cấu thành: Vật liệu khác, nhân công khác (với định mức nước ngoài hoặc định mức riêng), máy khác.
Vậy chúng nó có ý nghĩa gì khi lập dự toán?
- Chúng nó chẳng có ý nghĩa gì khác ngoài việc để tính đơn giá công việc.
- Nếu các hao phí chính trong định mức công việc cho ta biết rất rõ: với công việc đó chúng ta cần những gì để hoàn thành công việc:
  + Vật liệu gì. Khối lượng hao phí bao nhiêu.
  + Dùng Nhân công nào. Mất bao nhiều công để hoàn thành.
  + Dùng loại máy thi công nào. Mất bao nhiêu ca để hoàn thành.
(Phần sau chỉ đề cập VL khác, máy khác tương tự).
Còn VL khác: chẳng cho biết cái gì cụ thể cả. Vì nó chung chung. KL nó được tính theo % KL hao phí VL-NC-M chính ở trên. Chính vì vậy, nó chỉ có duy nhất 1 mục đích: là để tính giá thành công tác XD. Mà để tính giá thành thì phải là thành tiền. Do đó cái đích cuối cùng của hao phí phụ (VL khác) tính theo % KL hao phí VL chính: là phải tính cho được thành tiền.

Nói rõ hơn: Tính thành tiền VL 1 công tác gồm 3 bước:
1. Bước 1: Từ định mức hao phí chính ta tính được thành tiền VL chính
2. Bước 2: Tính giá thành của VL khác =  (% VL khác x VL chính)
3. Bước 3: Tổng thành tiền = (VL chính + VL khác)

Từ đó khẳng định: hiện nay mọi phần mềm lập dự toán khi lập dự toán (đặc biệt là dùng PP  bù chênh lệch) là sai be bét về phần chi phí VL khác. Tính bù trừ chênh lệch đã bỏ qua chúng. Do đó khi kết xuất qua tính dự thầu đều sai chênh lệch kết quả tính so với dự toán. 
Thực tế: Nhiều công trình tôi kiểm tra dự toán thấy mất đi tới 2% giá trị vì lý do duy nhất phần mềm dự toán đã bỏ qua VL khác. Công trình 100 tỷ mất toi 2 tỷ. Cả đời bạn tích lũy được 2 tỷ chưa nhỉ?.

=> Phần mềm dự toán excel sẽ khắc phục sai lầm này.
- Test thử 1 phần mềm dự toán, khi tính theo phương pháp bù giá. Khi tổng hợp vật liệu => tính chênh lệch giá gốc và giá hiện tại sẽ thấy chẳng có bù giá cho vật liệu phụ.… bản trước đây mình test đều sai chỗ này. Phiên bản mới k biết khắc phục bằng cách nào? Các PM khác cũng đều sai chỗ này. Mà cái sai này cơ bản là do phương pháp bù giá chứ không phải lỗi PM. Tất nhiên sẽ có cách khắc phục sai sót này bằng phần mềm nhưng sửa được thì ý nghĩa PP bù giá sẽ không còn giá trị.
*
- Còn như nói không có Nhân công khác trong cấu thành định mức có lẽ là đối với định mức công bố của BXD. Còn vấn đề mình nêu ở trên là chung cho các bộ định mức khác. Định mức của Nhà thầu tự xây dựng, định mức lập của đơn vị tư vấn, định mức của nước ngoài...
*
VL khác - NC khác - Máy khác là những hao phí người ta không xác định được rõ ràng nên đặt ra thêm để tính theo % so với hao phí chính. Bản chất của nó chính là để tính giá thành. Ví dụ: với công việc đó, tổng giá hao phí chính là 1 triệu đ/m3 thì hao phí phụ thêm (VL khác - NC khác - Máy khác) chiếm + thêm 2%. Mình nêu lên nguyên lý chung nhất chứ không chỉ đích danh bộ định mức nào.
Còn nếu hỏi:
VL khác nó gồm cụ thể  là gì? Nhân công khác cụ thể là gì? Máy khác cụ thể là gì? Nếu trả lời được cụ thể thì chắc chắn nó k thể có cái tên là "khác".
Phần mềm nào cũng tính sai Bù giá VL khác nếu dùng PP áp dụng Bộ đơn giá của các tỉnh thành rồi bù giá. Kể cả P/M GXD cũng sai. Và cái sai ở đây là hạn chế của PP tính theo bù giá.
Xem bài tôi trích dẫn dưới đây các bạn sẽ hiểu:
TÌM HIỂU CHÊNH LỆCH VẬT LIỆU PHỤ
- Lập dự toán truyền thống theo đơn giá Xây dựng cơ bản đã bỏ qua chênh lệch vật liệu phụ, lập dự toán theo đơn giá xây dựng chi tiết mới hiện nay đã có tính đến chênh lệch vật liệu phụ. Sự chênh lệch này có đáng kể?
- Xét một công tác xây lắp AI.11121, đơn giá XDCB Hà Nội, thời điểm xây dựng đơn giá quý IV năm 2006.
- Tại tháng 8 năm 2011, giá 1 tấn thép là 21.500.000đ/ tấn. Chênh lệch vật liệu là:
(21.500.000  7.575.000) + (21.500.000 -8.181.000) = 19.244.000đ.
- Chi phí theo đơn giá x hệ số của 1 tấn công tác xây lắp bằng cách lập dự toán theo đơn giá XDCB là:
+ Vật liệu:      8.882.720 + 19.244.000 = 28.126.720
+ Nhân công: 2.156.564 x 1,2               = 2.587.877
+ Máy:           1.424.949 x 1,08             = 1.538.945

Như vậy khi lập dự toán theo đơn giá XDCB, phần vật liệu phụ bỏ quên không được tính là:  19.244.000 x 5% = 962.200đ
Một con số đáng kể (gần 3%) của giá trị dự toán. Có lẽ vì thế mà các tỉnh/ TP phải thường xuyên ra các bộ đơn giá XDCB mới để giảm chênh lệch vật liệu phụ?
Tính dự toán theo phương pháp áp dụng Bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành rồi sau đó bù giá vật liệu thì phương pháp cổ lỗ sỹ này đã quên mất bù giá cho phần "Vật liệu khác". Tức đã làm mất đi giá trị khoảng 2-3% giá trị công trình.
Do đó hãy SỚM TỪ BỎ NGAY PHƯƠNG PHÁP CỔ LỖ SỸ. Đây chính là điều cốt lõi mà chủ đề MUỐN NÊU RA.
*
Đồng ý nếu lập dự toán theo pp tính bù chênh lệch vật liệu thường bỏ qua bù giá cho phần "Vật liệu khác". Có lẽ điều này đã được các anh em làm dự toán TPHCM phát hiện từ lâu. Do đó ở TPHCM vẫn lập dự toán dựa trên bộ đơn giá XDCB để xác định chi phí NC và Máy, chi phí vật liệu được xác định bằng cách tổng hợp khối lượng rồi áp giá tại thời điểm lập dự toán, chi phí vật liệu khác được tính dựa trên định mức và giá vật tư tại thời điểm lập dự toán (theo tôi pp này đã có từ trước năm 2000).
*
Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm rất đáng quý. Tuy nhiên cách bạn nêu ra chỉ phù hợp với thời quá khứ bao cấp, còn hiện nay lại vô hình chung làm mất đi "giá trị" vốn có của Bộ đơn giá XDCB tỉnh thành mà mọi người đã vẫn "vọng tưởng": đơn giản, tiết kiệm bảng biểu, đỡ tốn giấy, vì không cần in bảng phân tích định mức (tuy nhiên thực tế bạn nào nghĩ như vậy là sai bét). Tôi sẽ sớm có bài phân tích riêng về những cái DỞ HƠI và SAI BE BÉT - PHỨC TẠP - PHI TOÁN HỌC của phương pháp áp dụng bộ đơn giá XDCB tỉnh thành. Đặc biệt là gây cản trở trầm trọng khi muốn bù giá.
Cách bạn đưa ra thực chất là bài toán vòng quanh, đường thẳng không đi mà chọn đi đường vòng. Lý do đơn giản: để có được % VL khác, bạn lại chiết tính đơn giá theo định mức. Vậy chẳng phải là đã áp dụng Bộ đơn giá lại còn đi chiết tính đơn giá. Hóa ra chúng ta tự làm khổ mình, đường thẳng đơn giản không đi mà cứ chọn đi đường vòng cổ lỗ sỹ. 
* Điều tôi muốn nhấn mạnh và liên tục lặp đi lặp lại ở các chuyên đề về dự toán đó là: QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 112 VÀ THÔNG TƯ 04 đã giải phóng cho chúng ta, không hề nhắc đến việc BẮT PHẢI  sử dụng Bộ đơn giá XDCB tỉnh thành, mà ngược lại còn đưa ra nhiều phương pháp tính trực tiếp từ định mức, THẾ MÀ ÁC NGHIỆT THAY TƯ DUY XD CHÚNG TA QUÁ KÉM, KHÔNG CHỊU THAY ĐỔI THEO PP MỚI HIỆN ĐẠI - VẪN BÁM VÍU PHỤ THUỘC VÀO MẤY BỘ ĐƠN GIÁ XDCB CỔ LỖ SỸ CỦA TỈNH THÀNH (hiện nay chỉ mang tính công bố tham khảo cho vui - thích thì dùng, k thích thì thôi). 
Ngay cả bạn, là người có kinh nghiệm rất hiểu dự toán thế mà còn phán nghe ra ra tư duy rất lạc hậu, cù nhầy "còn lại thì vẫn cứ sử dụng bộ đơn giá XDCB để lập dự toán phà phà thôi." thì thử hỏi những bạn mới đi làm thì sao đây? (xin khẳng địnhvới bạn 100%: dùng PP cũ đó không dám phà phà như bạn nói đâu mà sẽ như tự lấy dây trói mình thì đúng hơn) - Biết sai, biết phương pháp không tốt thế mà vẫn còn lưu luyến. Hiểu rõ còn có phương pháp tốt hơn, tân tiến hơn, đơn giản hơn thế mà vẫn không dùng thì đáng thương cho những Chủ đầu tư khi thuê nhầm TƯ VẤN có lối tư duy như bạn lắm lắm. Chính vì tư duy như bạn nên tư vấn XD Việt Nam chúng ta đại đa số làm tùy tiện, chụp giật, thua kém xa tính chuyên nghiệp của nước ngoài. (xin lỗi vì nói thẳng và dùng ngôn tự mạnh - rất mong bạn đừng giận!- và có gì cho xin lỗi trước.). 
"ĐỪNG BAO GIỜ TỰ TRÓI BUỘC MÌNH KHI ĐÃ ĐƯỢC CỞI TRÓI". Chính những vọng tưởng về phương pháp cũ mèm của quá khứ, tư duy cùn mòn nên không sáng tạo, và lười, sợ, e ngại áp dụng cái mới nên chúng ta làm thiếu tính chuyên nghiệp, làm cốt cho xong mà không đi đến bản chất tận cùng để tự chủ động sáng tạo ra phương pháp giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất. Và điều đó hiện đang làm cho nền xây dựng VN chúng ta đi rất chậm so với các nước khác trong khu vực. Nếu chúng ta biết đổi mới tư duy, không ngừng chủ động sáng tạo thì xây dựng Việt nam chúng ta còn tiến nhanh hơn bây giờ rất xa.
P/s: với mong muốn sự chuyên nghiệp và chuyên sâu trong mọi chuyên môn công việc XD, chúng tôi sẽ dần dần chia sẻ chuyên sâu những kỹ năng mới nhất, chuyên nghiệp nhất và chỉ rõ những yếu kém của các phương pháp tính toán cổ lỗ sỹ, tư duy làm việc lạc hậu với hy vọng nhỏ bé rằng mỗi đồng nghiệp xây dựng Việt Nam trong tương lai gần sẽ gắn liền với THƯƠNG HIỆU CHUYÊN NGHIỆP không thua kém người nước ngoài.
*
Đa số các tỉnh phía Nam đều tính chi phí vật liệu bằng cách tổng hợp khối lượng rồi áp giá tại thời điểm lập dự toán, đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm bảng biểu, đỡ tốn giấy.
Sắp đến, theo nguồn tin từ Bộ, Bộ xây dựng sẽ bỏ đi các bộ đơn giá các tỉnh. Chỉ sử dụng bộ định mức chuẩn. Giá vật liệu sẽ lấy theo thị trường, còn giá nhân công, máy cũng sẽ không bắt buộc phải sử dụng các bộ đơn giá các tỉnh đã công bố (trước đây ban hành) vì sử dụng phương pháp này phải nhân hệ số điều chỉnh nhân công và ca máy làm cho độ chính xác của giá trị dự tóan bị giảm đi và không phản ánh đúng giá thị trường của công việc.
Phương pháp tính dự tóan dựa trên bộ đinh mức của Bộ Xây dựng là phương pháp được công nhận bởi TT05 và TT18 và dựa trên nền tảng của NĐ99. Phương pháp này được cả thế giới sử dụng và các nhà thầu trong và ngòai nước đều áp dụng. Giá vật liệu thì lấy theo giá thị trường đến chân công trình, không có khái niệm giá gốc. Giá nhân công và ca máy lấy theo hướng dẫn của TT 07/2007/TT-BXD (chiết tính thẳng ra giá hiện tại) nếu như tính dự tóan cho nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nếu tính cho vốn tư nhân thì cũng lấy theo thị trường.
Khi đó, phương pháp tính dự toán tương tự như đơn giá đấu thầu và khái niệm bù chênh lệch không còn tồn tại nữa.
*
Tuyệt vời!!! Nếu Bộ Xây dựng thực hiện việc này thì tôi nhất trí bằng cả 2 tay và 2 chân. Nhưng bước đầu thì dân tư vấn và dân thi công xây dựng sẽ rất vất vả với các cơ quan thẩm định, thẩm tra.
Tôi nói vậy vì nhìn chung cán bộ trong các cơ quan này đều sợ sếp, muốn có thành tích, không chịu thay đổi, không có tinh thần cầu thị, luôn coi những lời cấp trên của họ nói là chuẩn mực và gò ép các đơn vị khác làm theo. Ngoài mặt thì khác nhưng trong lòng thì họ tìm mọi cách để những người lao động chúng ta "nôn" phong bì.
Tôi nói vậy có phải không ?
*
Trước hết xin cám ơn những chia sẻ kiến thức của anh. Anh hiểu vấn đề một cách sâu sắc, trình bày khoa học: 
Sau, anh cho em hỏi về cách làm dự toán từ trước tới nay em hình dung (mơ) ra như:
+ Tất cả các bộ đơn giá của các tỉnh thành bỏ đi.
+ Bộ định mức của BXD có thêm những định mức cho những đầu việc đang còn thiếu (do công nghệ phát triển,...)
+ Từ bộ ĐMXD chuẩn đó sẽ cho ra danh sách những vật tư chính, phụ (mã vật tư rõ ràng và cố định). Em gọi nôm na là có tên có tuổi cho vật tư đó để:
      - Các phần mềm dự toán có chung một dữ liệu gốc, thuận tiện cho nhiều người...
      - Các tỉnh có list danh sách mã đó thì chỉ cần cập nhật báo giá hàng tháng, hoặc nhanh hơn thì càng tốt, (có tính pháp lý)
      - Lúc này chỉ cần 1 loại phần mềm dự toán chứa cái thư viện của bộ định mức. 
      - Tất cả mọi người làm dự toán áp luôn cái giá đó vào cái vị trí (giá gốc + giá thông báo)
Mong anh cho ý kiến! nếu khả thi, thì mong những người giỏi như anh sớm biến nó thành hiện thực!
*
Người Pháp họ có một câu rất hay: "Người nào trả tiền người đó là chủ". 
Lâu này chúng ta không phải không biết tính theo cách nào hay hơn nhưng nhiều khi không phải là người chủ quyết định được dùng cái nào. Đó là vấn đề mà nhiều người khi làm thuê cho ông chủ Nhà nước chỉ thích đơn giản là: theo ý tôi ngần ấy năm làm như thế có sao đâu, vẫn thanh tra, kiểm toán xong xuôi. Giờ là theo kiểu này đơn giản hơn thật nhưng tôi không có quen. Về làm lại theo kiểu cũ. 
Mình chỉ muốn nói về những trường hợp đã gặp khi làm dự toán theo kiểu chiết tính trực tiếp từ định mức. Cuối cùng vừa mất công giải thích lại thêm bực, nhiều khi "cãi nhau với một thằng ngu chỉ chứng tỏ một điều là có hai thằng ngu".
Về mặt tâm lý học của sai lầm là: Lần đầu làm thì ngụy biện là thôi lần đầu tiên, ai chẳng có lúc lầm lỡ, sau nữa thì ôi thôi ai chẳng thế, chấp nhận sai lầm. Làm sai nhiều lần thành ra đồng lõa với cái xấu. Sau rồi gần cuối đời thì chuyển sang tưởng cái xấu là cái bình thường, giai đoạn ngộ nhận. Cuối đời khi sắp nhắm mắt xuôi tay tổng kết một câu rất là "hoành tráng": Đấy cả đời tôi chống lại cái sai đó nhưng có được đâu. 
Cuối năm một câu chuyện góp vui về dự toán.
*
Đã từng làm việc với nhiều CĐT và cảm nhận rõ rệt điều này. Các dự án trước anh/chị vẫn làm thế này, các sếp không đồng ý đâu em, cái gì cũng có cái lý của nó... và chỉ dừng lại ở vậy, vv... Thực sự muốn thay đổi tích cực theo cái chuẩn, cái đúng mà bị vùi dập không thương tiếc. Có lẽ vì họ đông hơn trong khi vị trí bản thân chưa đủ trọng lượng. Biết sao được!
*
Tôi thấy anh nói rất đúng. Tính theo ĐG tỉnh rồi bù chênh lệch vật liệu tức là thay vì tính A = A, lại đi tính A = B + (A-B), vô cùng ngớ ngẩn.
*
LỊCH SỬ ĐỂ LẠI
Tiếp tục với bài viết này mong muốn cùng mạn đàm với các bạn về tư duy và phương pháp lập dự toán của chúng ta hiện nay. Mong rằng nó sẽ giúp anh em giới dự toán và các kỹ sư định giá sẽ có TƯ DUY tốt hơn trong công việc của mình.
SƠ LƯỢC NỘI DUNG
1. Thực trạng lịch sử của lập dự toán ở nước ta:
- Ở thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp (chắc nhiều anh em thế hệ 8x không nhớ nó là gì),  những năm 80 của thế kỷ 20, nhà nước thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, bao cấp từ A-Z, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm đều do nhà nước cấp phát bao cấp toàn bộ. Giá cả do nhà nước định đoạt 100% chứ không theo quy luật thị trường cung cầu.
Phần đầu tư xây dựng công trình cũng vậy. Giá cả do Nhà nước ban hành định đoạt bằng cách: ban hành định mức công tác để lấy căn cứ để tính đơn giá và ban hành thống nhất cả nước.
Chính vì thế mà thời kỳ bao cấp mới có Bộ đơn giá trong xây dựng.
- Chuyển sang cơ chế đổi mới từ những năm 90 của thế kỷ 20: cơ chế thị trường theo định hướng…. Lúc này, thị trường bắt đầu mở cửa và đi vào hoạt động. Quy luật cung cầu bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, do trình độ quản lý còn thấp kém nên những gì của thời bao cấp về XDCB nhà nước vẫn giữ lại.
Cụ thể trong lập quản lý chi phí, vẫn ban hành định mức bắt buộc, ban hành đơn giá bắt buộc đối với nhân công- ca máy- vật liệu, từ đó các tỉnh thành ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản để bắt buộc áp dụng.
Tuynhiên, qua quá trình vận hành theo cơ chế thị trường mà vẫn áp dụng hình thức bao cấp nên trong XDCB thất thoát ngày càng lớn. Phương pháp tính lại phức tạp, bộ máy quản lý lại cồng kềnh.
Sơ lược qua lịch sử như vậy để thấy rằng: phương pháp tính theo bộ đơn giá tỉnh thành rồi tính chênh lệch giá đã hằn sâu vào tiềm thức những thế hệ tính dự toán. Tuy rằng nó ngày càng lỗi thời, cồng kềnh nhưng giờ đây vẫn còn được nhắc tới và áp dụng bởi "thói quen" khó bỏ.
2. Hiện tại:
- Khi gia nhập WTO, điều kiện bắt buộc mà Nhà nước ký cam kết là phải thị trường hóa, trong đó có XDCB. Hiểu đơn giản: giá cả trong xây dựng là do thị trường cung cầu quyết định. Không do bất kỳ ai ép buộc ban hành đơn giá sẵn có để tính.
Các Bộ ngành chỉ quản lý, hướng dẫn hành lang pháp lý. Còn giá cả do chính Chủ đầu tư được toàn quyền quyết định trên cơ sở thị trường.
Và chúng ta đã thấy hiện nay, các định mức, đơn giá chỉ là công bố để tham khảo áp dụng. Bộ Xây dựng không ban hành hệ số nhân công ca máy nữa. Và rồi sắp tới, các tỉnh thành cũng bỏ luôn các Bộ đơn giá XDCB.
- Tuy nhiên, bộ phận quản lý vốn XDCB nhà nước tại các địa phương do năng lực quản lý còn yếu kém, tư duy thời bao cấp vẫn còn hằn sâu như 1 thói quen khó bỏ, được Nhà nước cởi trói nhưng không chịu thoát, nên phương pháp lập dự toán nhiều nơi vẫn cố bám víu theo cách cũ: dùng bộ đơn giá công bố tình chênh lệch giá như thời kỳ bao cấp thế kỷ trước để lại.
HỌ VÔ TÌNH TIÊM NHIỄM ĐÓ LÀ CÁCH TÍNH HAY, ĐÓ LÀ CÁCH TÍNH ĐƠN GIẢN. NHƯNG CÓ NGỜ ĐÂU ĐÓ LÀ PHƯƠNG PHÁP: PHỨC TẠP - CỔ LỖ SỸ - PHI THỰC TẾ - PHI TOÁN HỌC. NÓ CHỈ PHÙ HỢP VỚI THỜI KỲ BAO CẤP, ÁP ĐẶT GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC CHO TOÀN BỘ HỆ THỐNG. NÓ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
CÁC PHẦN MỀM DỰ TOÁN HIỆN NAY CŨNG TRANH THỦ TÂM LÝ NÀY MÀ QUẢNG CÁO VỐNG LÊN VỀ "CÁI HAY" CỦA PHƯƠNG PHÁP "CỔ LỖ SỸ" CHỈ VỚI MỤC ĐÍCH BÁN ĐƯỢC NHIỀU SẢN PHẨM. NHIỀU NGƯỜI DÙNG CÓ NGỜ ĐÂU ĐÓ LẠI LÀ PHƯƠNG PHÁP "LẠC HẬU - PHI KHOA HỌC - PHỨC TẠP".
Vậy nên cái vòng "dây trói" cứ luẩn quẩn truyền từ thế hệ này sang đến thế hệ khác.
Ở các bài sau chúng ta cùng phân tích đi sâu về phương pháp này để thấy rằng đó là 1 phương pháp rất dở hơi do lịch sử để lại. Nó chỉ phù hợp với thời bao cấp. Không phù hợp với cơ chế thị trường. Đã đến lúc khai tử và cất nó vào viện bảo tàng của ngành xây dựng khi còn chưa quá muộn. Chúng ta còn vương vấn nó là vì chúng ta quá kém.
*
Ở nhiều chuyên đề, tôi thường nhắc đi nhắc lại việc CỔ LỖ SỸ, LẠC HẬU, RƯỜM RÀ, PHI TOÁN HỌC của phương pháp lập dự toán theo cách áp dụng Bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành (sau đó tính bù giá). Tuy nhiên, đại đa số các bạn, kể cả những đồng nghiệp làm đã 9-10 năm vẫn còn có những người không hiểu gì về bản chất của phương pháp này. Họ chỉ biết làm theo thói quen từ quá khứ. Họ chỉ biết làm cho xong. Còn nó lạc hậu, hạn chế ra sao họ cũng không hề quan tâm.
Họ như những người làm nông trên núi bị cách biệt với thế giới bên ngoài. Lâu nay, muốn cày ruộng họ chỉ biết dùng trâu. Từ thời ông bà truyền lại, và xung quanh đều vậy, nên họ thấy nó cuối cùng cũng cày được ruộng. Họ không hề biết đến hạn chế, lạc hậu của phương pháp cày trâu truyền thống. Và họ cũng chẳng biết đến phương pháp cày máy hiện đại nó tân tiến và đem lại lợi ích gì. Khi có người từ thế giới hiện đại tới và kể về 1 loại máy cày làm được tốt hơn thì họ nghe mà lù mù, không hiểu nên phán 1 câu: ôi dào! Cày trâu vẫn cày được đó thôi. Họ không dám đi mua cày máy bởi trong đầu họ KHÔNG HIỂU GÌ VỀ CÁI MÁY CÀY HIỆN ĐẠI. HỌ CẢM THẤY XA LẠ NÊN KHÔNG DÁM DÙNG. Cho tới 1 ngày, có 1 người đem tới cho họ cái máy cày và cày trước mắt cho họ xem, thì ôi thôi: HỌ ĐÃ HIỂU RA VẤN ĐỀ. HỌ THẤY HIỆU QUẢ CỦA CÀY MÁY. CÙNG LÚC HỌ MỚI NHẬN RA CÁI LẠC HẬU, CỔ LỖ SỸ CỦA PHƯƠNG PHÁP CÀY TRÂU. Và từ đó, Họ chính thức từ bỏ cày trâu và chuyển sang áp dụng cày máy hiện đại. Từ đó sức lao động của họ được giải phóng. Cuộc sống họ ấm no hơn, họ có thời gian rảnh rỗi hơn.
Với lập dự toán cũng vậy, những người đang theo cách áp dụng Bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành (sau đó tính bù giá) chính là những người nông dân trên núi bị cách biệt thế giới hiện đại bên ngoài. Họ chỉ biết đến pp "dùng cày trâu" đó để lập dự toán. Còn họ không hề biết đến PP "cày máy" tính đơn giá trực tiếp. Họ không hiểu tường tận bản chất của pp bù giá cổ lỗ sỹ, lẫn phương pháp chiết tính trực tiếp đơn giá hiện đại. Vậy nên họ mãi lần mò với PP cổ hủ, lạc hậu, rắc rối, phi toán học của PP bù giá. Cho đến 1 ngày, khi họ hiểu rõ tường tận cả 2 phương pháp thì họ mới quyết định sử dụng phương pháp lập dự toán chiết tính trực tiếp đơn giá: tân tiến, đơn giản, linh hoạt. Từ đó, họ mới NGỘ RA: lâu nay mình tự trói mình mà không biết.
Để giúp các bạn nào còn trong cõi mê, và đang thuộc nhóm "nông dân dự toán" sống cách biệt trên núi kia sớm TẨY CHAY cách Lập dự toán theo Bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành, tôi sẽ làm sáng tỏ cả 2 phương pháp bằng cách đi sâu vào bản chất để các bạn hiểu rõ.
*
Chia sẻ những quan điểm của bạn, nhưng mọi chuyện đâu có đơn giản như vậy. Luật pháp Việt Nam là trọng "chứng" hơn trọng "cung", án tại hồ sơ, khi mình lập đơn giá đưa vào thực hiện qua rất nhiều cửa xét duyệt thẩm tra đâu có dễ. Hơn nữa cơ quan kiểm toán rồi có cả cảnh sát điều tra vào thăm hỏi. Họ bảo căn cứ vào đâu nhà nước có qui định mà các anh ko làm mà đi làm sai qui định thế là vào "kho", đấy là những trở ngại. Kiểu mở cửa "nửa vời" thì tốt nhất cơ chế phải rõ ràng, luật pháp phải công nhận lúc đó chúng ta mới làm được - Còn hiện tại khó quá !!
*
Nếu là làm các công ty CP - vốn 90% tư nhân thì đơn giá XDCB của nhà nước đã  ko được áp dụng từ lâu rồi (~2008) - Họ thành lập riêng bộ phận tìm hiểu đơn giá thị trường và cung cấp báo giá cho người lập dự toán khi cần. Cốt lõi là khi làm việc với các đơn vị sự nghiệp nhà nước, nói thật là phải tẩy não họ đi. 
*
Thay đổi là cần thiết! Nhưng để thay đổi cả một hệ thống, kể cả nhận thức là một quá trình lâu dài! Không phải một sớm một chiều, thậm chí là vài năm!
*
Bài đã dài, xin tạm dừng tại đây, hẹn các bạn ở các phần tiếp theo.
* * * * * * * * * *
Ngô Tuấn Anh, 12/2012