Dự toán sửa chữa 1129 (bản nâng cấp 2014)

 [Link tải ở cuối bài]

* Thuyết minh tóm tắt:
Ngày 07/12/2009, Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1129/QĐ-BXD công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Sửa chữa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Định mức sửa chữa 1129 có nhiều thay đổi so với tập định mức sửa chữa cũ (định mức 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ XD). Trong tập định mức mới đã loại bỏ những định mức đã lạc hậu, điều chỉnh những định mức đã có nhưng chưa phù hợp và xây dựng bổ sung các định mức mới phù hợp với việc sử dụng vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công mới, thống nhất lại mã hiệu theo hệ thống mã hiệu định mức hiện hành... định mức mới đương nhiên phải thay cho định mức cũ, vì vậy đơn giá cũng cần phải được tính toán lại vì đơn giá từ định mức mà ra.
Định mức dự toán sửa chữa nói trên được ban hành đến nay đã lâu nhưng việc vận dụng bộ định mức XDCB này để lập dự toán phần sửa chữa vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại các địa phương, vướng mắc vẫn còn bới đa số các Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chưa cập nhật đầy đủ các căn cứ và dữ liệu liên quan và theo thông lệ cứ chờ đợi tỉnh ban hành đơn giá tính sẵn…
Nhưng theo nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì các Sở xây dựng địa phương không cần thiết ban hành đơn giá tính sẵn nữa mà nhiệm vụ đó là của Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế (thực tế đến thời điểm này cả nước cũng chỉ có vài tỉnh lập bộ đơn giá theo định mức này). Theo mình thì Chủ đầu tư và tư vấn thiết kề hoàn toàn tự tin xây dựng đơn giá sửa chữa khi Sở Xây dựng chưa công bố vì đã đầy đủ dữ liệu và căn cứ pháp lý.
Tóm lại, tuy chưa có đơn giá mới nhưng trách nhiệm của CĐT và tư vấn khi lập dự toán công trình phải căn cứ vào định mức để xây dựng đơn giá.
* Cơ sở dữ liệu:
Đơn giá công tác sửa chữa được xây dựng trên cơ sở:
1. Định mức sửa chữa ban hành theo văn bản số 1129/2009/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 của Bộ Xây dựng.
2. Đơn giá ngày công theo tập đơn giá XBCB địa phương.
  * Phương pháp tính:
- Đơn giá Vật liệu = [định mức VL] x [đơn giá VL tương ứng], giá vật liệu xác định trên cơ sở thông báo giá hàng tháng của Sở Tài chính địa phương, giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, hoặc báo giá của nhà sản xuất.
- Đơn giá nhân công = [định mức nhân công (1129)] x [đơn giá ngày công tương ứng]
- Đơn giá máy thi công = Tổng([định mức ca máy (1129)] x [đơn giá ca máy tương ứng])
Nếu bạn sử dụng phần mềm dự toán excel thì chương trình sẽ tự chiết tính theo phương pháp trên, kết quả hoàn toàn chính xác (không phải tính thủ công), đồng thời có kết xuất ra bảng chiết tính đơn giá chi tiết, trong đó thể hiện đầy đủ các yếu tố cấu thành đơn giá (bao gồm: thành phần hao phí, định mức hao phí, đơn giá ngày công, ca máy)
Hình minh họa:
Ví dụ với 1 công tác cụ thể:
Tại bảng khối lượng, công tác có mã hiệu SB.21312 “Bê tông xà dầm…”, có đơn giá nhân công = 176.719: 

Đơn giá này được tính toán như bảng sau:
(Click menu 18. Tạo bảng chiết tính đơn giá)
 
+ Cột định mức hao phí: Lấy theo định mức 1129/QĐ-BXD
+ Cột đơn giá VL, NC, M: Đơn giá ngày công theo tập đơn giá XBCB địa phương.
+ Thành tiền = [định mức] x [đơn giá]
Kết quả sau khi chiết tính, đơn giá nhân công bằng giá trị ở bảng khối lượng.
Bảng chiết tính đơn giá trên là nhằm giúp Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thuận tiện khi cần kiểm tra thành phần, định mức và đơn giá cấu thành nên đơn giá công việc.
(đơn giá máy trường hợp này = 0, nếu có thì cũng tương tự như nhân công, còn đơn giá vật liệu thì lấy theo thông báo giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán)
* Nếu ở địa phương khác: Bạn cho hiện sheet "VL-NC-M", xong nhập giá NC, ca máy vào cột E, dòng 300 trở xuống, chương trình sẽ tự chiết tính đơn giá công việc cho bạn, kể từ đó bạn có thể sử dụng được dự toán sửa chữa theo đơn giá tỉnh mình.