Trao đổi - thảo luận

Hỏi về định mức hao hụt vật tư 1329/BXD-VP ngày 19/12/2016 | Hỏi về MHĐG vận dụng | Thảo luận về chi phí lán trại, nhà tạm | Chi phí quản lý dự án | Gỡ vướng trong quyêt toán HĐ trọn gói | Công cụ chuyển đổi font chữ và chuyển tiền số thành tiền chữ trong excel | Lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cấp phối bê tông từ xi măng PC30 sang PC40 |


27/5/2020
Một số anh em hỏi thăm thông tin về việc cộng đồng mạng có chia sẻ công văn gì đó (không rõ số hiệu) của Bộ KHĐT xin lùi thời gian thực hiện nghị định 68/NĐ-CP? Việc này thực hư ra sao?
Phân tích - thảo luận:
Trích thông tin từ Báo đấu thầu - 29/4/2020:
Nhiều đơn vị vướng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
… “Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ, ngày 9/4/2020, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung trên. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có căn cứ triển khai ngay trong khi nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ, trong dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết, Bộ KH&ĐT dự kiến trình Chính phủ cho phép lùi thời hạn áp dụng quy định tại Nghị định số 68 đến hết năm 2020, cho phép tiếp tục áp dụng Nghị định số 32/2015/NĐ-CP đến hết năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công các năm 2020 và 2021. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng rà soát các quy định tại Nghị định số 68, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết, khẩn trương hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai áp dụng các nội dung về xác định định mức xây dựng, đơn giá nhân công, đơn giá ca máy”. (hết trích)
Cũng cần phân tích rõ hơn chỗ này một chút chứ đọc văn bản thì thấy nói vướng mắc chung chung, khó hiểu, đó là: Vường mắc thực sự khi thực hiện nghị định 68 là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Thứ nhất, việc thực hiện chuyển tiếp (đổi hệ thống định mức và cơ cấu chi phí) theo Nghị định 68 đã dẫn đến giá trị dự toán xây dựng công trình giảm nên một số chủ đầu tư có biểu hiện chây ì, lấy lý do việc cập nhật định mức làm chậm tiến độ triển khai dự án để đề xuất tiếp tục sử dụng hệ thống định mức cũ.
- Thứ hai là việc “chậm thích nghi”, chưa quen với PP tính dự toán theo định mức, nhất là PP xác định chi phí ca máy theo định mức. Trước đây chi phí ca máy do Sở XD địa phương ban hành, mỗi tỉnh thành có một Sở XD, sở này lại đi thuê Viện kinh tế XD - thuộc Bộ XD, tính toán, xác định giá VL, NC, ca máy cho địa phương mình (đơn giá tính sẵn), sau đó công bố áp dụng, nay theo nghị định 68, các địa phương tự xác định đơn giá ca máy theo hướng dẫn tại thông tư 11/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, mà việc xác định đơn giá ca máy rất là phức tạp, thành thử ra là một số các địa phương (từ các Sở, Ban, Ngành, cho đến các Chủ đầu tư, các đơn vị TVTK…) bị bỡ ngỡ, chưa thích nghi kịp, chưa biết các xác định chi phí ca máy, từ đó không xác định được tổng mức đầu tư cho dự án, hay tổng dự toán cho công trình
- Thứ ba là thiếu cơ sở về giá phục vụ cho công tác lập dự toán. Nguyên nhân là theo quy định tại Nghị định 68 thì UBND cấp tỉnh hướng dẫn lập và quản lý chi phí; chịu trách nhiệm công bố đầy đủ, đúng định kỳ giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy, ban hành đơn giá xây dựng công trình…, phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương. Tuy nhiên đến nay một số địa phương chưa hoàn thành nhiệm vụ này do việc điều tra, khảo sát để xác định đơn giá nhân công, ca máy trên thị trường cần có sự phối hợp của các cơ quan liên quan và thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công tác điều tra, khảo sát cũng phải tạm dừng thực hiện.
Tóm lại, tình hình là hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp, CĐT… ở một số địa phương chậm thích nghi hoặc có biểu hiện chây ì, nên suốt nửa năm nay vẫn loay hoay khi thực hiện nghị định 68 nên làm đơn “kêu cứu” gửi lên Bộ XD, Bộ KHĐT và Chính Phủ. Sau đó Bộ KHĐT mới dự thảo một văn bản để đề nghị CP cho lùi thời gian thưc hiện để “giải cứu”. (Riêng địa phương Phú Yên, qua tìm hiểu thông tin thì nhìn chung các đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xá đều ổn, không thấy ách tắc hay vấn đề gì).
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bộ KHĐT mới chỉ dự kiến xin ý kiến Chính Phủ lùi thời hạn áp dụng Nghị định 68 đến hết năm 2020.
Ngoài ra, BXD cũng đã kiến nghị Chính Phủ hướng xử lý. Cụ thể, để lập dự toán xây dựng cho những công trình, dự án trên địa bàn địa phương chưa công bố đơn giá nhân công, giá ca máy, cho phép người quyết định đầu tư, trên cơ sở khung giá nhân công, nguyên giá ca máy theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BXD, Thông tư 11/2019/TT-BXD, chủ động xem xét và quyết định đơn giá nhân công, giá ca máy làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng. Sau khi UBND cấp tỉnh công bố đơn giá nhân công, giá ca máy, yêu cầu chủ đầu tư cập nhật ngay khi xác định chi phí đầu tư xây dựng tại bước tiếp theo (trừ trường hợp đã đóng thầu).
Nhưng chưa có văn bản đề nghị chính thức và đương nhiên Chính Phủ cũng chưa có ý kiến hay ra văn bản chấp thuận. Kiểu như trong lớp học có một số học trò hơi “chậm tiêu”, chây ì, lớp trưởng yêu cầu thây cô giảng bài chậm lại, nhưng chưa được chấp thuận.
Chỉ khi nào có văn bản chính thức của Chính Phủ, sau đó là văn bản của Bộ XD, rồi thông báo hướng dẫn của Sở XD địa phương thì mới có hiệu lực thi hành, còn dự thảo (hay văn bản xin ý kiến) thì chưa.
Phải nói là cộng đồng mạng cập nhật thông tin rất nhanh nhạy, chuyện trong nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã hay. Nhưng cũng cần phải phân biệt một văn bản xin ý kiến khác với văn bản chính thức kèm theo điều khoản thi hành, chăng hạn một nghị định (thường là của CP), quyết định, thông tư (thường là của BXD) và thông báo (thường là của SXD).
Chuyển tiếp giữa Nghị định 32 và Nghị định 68 (đổi cũ - thay mới) gây thiệt hại lớn về kinh tế (về thời gian, nhân lực, vật tư thiết bị văn phòng của các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu, chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thẩm định, kiếm toán) trên cả nước, ước tính phải hàng ngàn tỷ đồng.
Việc thực hiện chuyển tiếp gây thiệt hại lớn, chưa bao lâu thì lại rục rịch đổi ngược về cái cũ, nếu vậy sẽ gây thiệt hại gấp đôi.
Trách nhiệm này thuộc về ai ???
Ở một góc nhìn khác cũng phải thừa nhận rằng, bản thân nghị định 68 được dùng để thay thế nghị định 32, trên tinh thần cải cách, đổi mới, nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn, khó đi vào cuộc sống, ví dụ:
1/ Đối với quy định: định mức xây dựng từ công bố để “sử dụng, vận dụng, tham khảo” sang công bố để “áp dụng”. Quy định này trước hết trái với quy định tại khoản 3 Điều 136 của Luật Xây dựng 2014 (định mức công bố để sử dụng tham khảo trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng). Ngoài ra các định mức xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào các yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công, trong khi công nghệ xây dựng thay đổi, phát triển nhanh chóng từng ngày, nên không thể và không nên "công bố áp dụng" cứng ngắc như vậy, mà hãy mở cho các Chủ đầu tư, đơn vị TVTK, nhà thầu có thể linh động điều chỉnh định mức phù hợp theo biện pháp, công nghệ thi công, theo nguyên tắc cả nhà nước và nhà thầu cùng có lợi, vì khi áp dụng định mức theo công nghệ mới sẽ giảm thời gian, chi phí và tăng tính cạnh tranh.
2/ Điểm tồn tại nữa là quay lại việc quy định “UBND cấp tỉnh ban hành đơn giá xây dựng công trình”. Đây là quy định đã được bãi bỏ từ rất lâu và đã tỏ ra không phù hợp với kinh tế thị trường và trái với nguyên tắc xác định giá theo công trình, mặt bằng thời điểm thi công, gây nhiều tốn kém về chi phí, thời gian. Thực tế cho thấy, việc ban hành bộ đơn giá các tỉnh thành là lãng phí, không cần thiết.
3/ Nghị định 68 cũng cho thấy quá trình quản lý chi phí vẫn còn quá tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước. Việc tập trung quy định quá nhiều quyền (thẩm định, ban hành, thỏa thuận…) chi phí đầu tư xây dựng sẽ làm chậm quá trình xử lý, giải quyết các phát sinh, kéo dài thời gian thực hiện dự án và tạo ra “cơ chế xin - cho”. Điều này cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, với trách nhiệm của Nhà nước là hướng dẫn, cung cấp thông tin, điều tiết, không can dự quản lý trực tiếp theo thể chế kinh tế thị trường.
Các quy định pháp luật luôn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và phát triển của xá hội. Việc sửa đổi, điều chỉnh các quy định pháp luật để hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đạt được mục tiêu tiến độ, hiệu quả, là rất cần thiết. Tuy nhiên các quy định pháp luật chỉ đi vào cuộc sống khi kết hợp được sự chặt chẽ trong quản lý nhưng đơn giản, thông thoáng trong thủ tục, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, các qui định phải rõ ràng, minh bạch, tránh những qui định chung chung, mâu thuẫn, những khái niệm mơ hồ, khó hiểu… Nếu không, Chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ tiếp tục bị vướng khi thực hiện, ngoài ra sẽ tạo điều kiện cho sự lạm quyền và nhũng nhiễu phát sinh.

17/7/2020
th*** nguyen dac <thinhpvkt@gmail.com>
Th 6, 17-7-2020
Chào bạn Tuấn Anh,
Tôi tên Nguyễn Đắc Th*** (đã nghỉ hưu một năm). Rất cảm ơn về các thông tin kinh tế xây dựng bạn trao đổi, thật hữu ích.
Anh làm việc ở Phân viện kinh tế xây dựng miền Nam - Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng, thời gian công tác 37 năm. Anh là tác giả đơn giá các tỉnh phía Nam và Phú Yên năm 2006 đến năm 2016.
SĐT : 0989 036 77*. Các phòng nghiệp vụ Sở XD Phú Yên đều biết anh. Anh sinh ra, lớn lên và làm việc tại Sài Gòn. Cho anh sđt để liên lạc.
* * *
Hoa Dinh Viet <hoadv.***@gmail.com>
Th 6, 17-7-2020
Qua  http://dutoan-tuananh.blogspot.com/  biết anh là chuyên gia dự toán xây dựng và viết rât nhiều các tiện ích cho anh em ngành xây dựng.
Hiện tại em đang xem file tính toán chi phí QLDA theo QD79 - QĐ/BXD rất là bổ ích để tính chi phí tư vấn mà không cần cài bộ phần mềm dự toán.
Tuy nhiên , bản của anh từ 01/08/2017 có một số thông số cần cập nhật thủ công.
Sau khi có hướng dẫn 68, anh có bổ sung thêm lên phiên bản mới không?
Nếu có thể, xin anh file cập nhật của tiện ích này.
Cảm ơn anh dành thời gian viết cho anh em ngành xây dựng, nếu có dịp ra HN, mong dc mời anh ly caffe trao đổi và giao lưu.
Trân trọng cảm ơn và mong nhận dc phản hồi!
* * *
Cảm ơn Hòa về những nhận xét nhưng anh không phải chuyên gia dự toán gì đâu, chỉ là có chút mày mò để phục vụ công việc cũng như là giúp đỡ qua lại giữa các anh em xây dựng với nhau thôi, dần dần mọi người cũng biết và nhờ làm cái này, cái nọ vậy thôi chứ anh cũng thấy còn hạn chế cần phải học hỏi nhiều.
“bản của anh từ 01/08/2017 có một số thông số cần cập nhật thủ công.
Sau khi có hướng dẫn 68, anh có bổ sung thêm lên rev mới không…”
Để hoàn thiện 1 công cụ rất cần những ý kiến góp ý, chưa mình anh đôi khi làm xong 1 cái là post chia xẻ xong lại làm cái khác, thường không nhìn lại để hoàn thiện, những ý kiến góp ý mới giúp nhận ra sai sót và hoàn thiện.

Vậy cần gì em gửi nội dung anh bổ sung, hoàn thiện…

25/5/2020
Một anh em vừa hỏi thăm về mã hiệu đơn giá công tác: "Gia công, lắp dựng hàng rào lưới thép B40".
Anh em tham khảo như hình sau:

06/4/2020
Câu hỏi của bạn Phong:
Mã hiệu định mức bê tông chương trình không trùng khớp mã hiệu theo định mức, VD: AF.11212: Bê tông tường dày <=45cm, cao <=6m, đá 1x2 M150, tuy nhiên tra định mức là AF.11210 ?
Các công tác liên quan đến xi măng (bê tông, xây, trát…) định mức không phân mác vữa, 2 số cuối trong định mức là 10, 20, 30… mã đơn giá sẽ tách số 0 thành các số: 1, 2, 3…
1 = mác 100,
2 = mác 150,
3 = mác 200…
Ví dụ mã định mức:
AF.11210 : Bê tông tường … (không ghi mác vữa)
Mã dự toán sẽ là:
AF.11211 : Bê tông tường … mác 100
AF.11212 : Bê tông tường … mác 150
AF.11213 : Bê tông tường … mác 200
==> Đúng chứ không sai.
23/04/2020
Hỏi về cách in trắng đen trong excel 2010
Xem hình sau:


23/01/2020
Một số anh em nêu câu hỏi: Thông tư 10/2019/TTBXD ngày 26/12/2019 có 2 định mức vật tư, một định mức dự toán và một định mức sử dụng vật liệu, có mức hao phí khác nhau, vậy sử dụng định mức nào để lập dự toán?

Để tìm hiểu vấn đề chúng ta làm một so sánh như sau:

* So sánh:
Lấy một định mức cụ thể làm ví dụ so sánh: Bê tông đá 1x2, M200, xi măng PCB40, độ sụt 6-8cm:
Định mức sử dụng vật liệu xây dựng
Định mức dự toán
(trang 14, định mức sử dụng vật liệu)
(trang 448, định mức dự toán)
- Xi măng:         266 (kg)
- Xi măng:         269 (kg)
- Cát vàng:        0,511 (m3)
- Cát vàng:        0,521 (m3)
- Đá dăm 1x2:   0,817 (m3)
- Đá dăm 1x2:   0,858 (m3)
- Nước:             190 (lít)
- Nước:             190 (lít)

* Nhận xét:
Định mức sử dụng vật liệu có mức hao phí cốt liệu ít hơn định mức dự toán, vì định mức dự toán đã bao gồm hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, còn định mức sử dụng vật liệu thì chưa.
Cụ thể, mức chênh lệch từng loại cốt liệu:
 + Xi măng: 266 – 269 (kg) (chênh lệch 3kg, tương đương khoảng 1%)
 + Cát vàng: 0,511 - 0,521 m3 (chênh lệch 0,01m3, tương đương 2%)
 + Đá dăm 1x2: 0,817- 0.858 (m3) chênh lệch 0,041m3, tương đương 5%)
 + Nước: 190 – 190 (lít) (không chênh lệch)
Ngoài ra:
- Phần hướng dẫn sử dụng của định mức sử dụng vật liệu:
    + Trang 1, có ghi: “Định mức sử dụng vật liệu được sử dụng tham khảo, làm cơ sở để lập định mức dự toán xây dựng công trình”.
    + Trang 41, có ghi: “Định mức sử dụng vật liệu chưa tính hao hụt ở các khâu vận chuyển, bảo quản và thi công”.
- Phần hướng dẫn sử dụng của định mức dự toán:
    + Trang 1, có ghi: “Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công”.

* Kêt luận:
- Định mức sử dụng vật liệu sử dụng để lập định mức dự toán, chưa bao gồm hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
- Định mức dự toán sử dụng để lập dự toán, đã bao gồm hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

Tham khảo thêm:
SO SÁNH ĐỊNH MỨC CẤP PHỐI THEO THÔNG TƯ 10/2019/TT-BXD
VỚI ĐỊNH MỨC BAN HÀNH THEO VĂN BẢN 1776/BXD-VP - 2007:
1. Bê tông đá 1x2 M250, độ sụt 6-8cm, xi măng PCB40                                           
TT
Cốt liệu
Đơn vị
Mức hao phí cốt liệu theo
So sánh
Đ/M 1776, 2007 (C3224)
TT 10/2019
(C332)
1
Xi măng
kg
344
313
-9%
2
Cát vàng
m3
0,456
0,511
12%
3
Đá dăm
m3
0,872
0,842
-3%
4
Nước
lít
195
190
-3%
- Nhận xét: Lượng Xi măng, đá giảm một ít, lượng cát tăng một ít để bù vào lượng xi măng, đá sụt giảm
2. Vữa xi măng cát vàng M50, xi măng PCB40                               
TT
Cốt liệu
Đơn vị
Mức hao phí cốt liệu theo
So sánh
Đ/M 1776,
2007 (B2213)
TT 10/2019
(B221)
1
Xi măng
kg
163,02
174
7%
2
Cát vàng
m3
1,16
1,224
6%
3
Nước
lít
260
275
6%
- Nhận xét: Lượng Xi măng, cát, nước tăng 6-7%

18/01/2020
Chia sẻ file excel tra cứu nhanh định mức cấp phối vữa
(Duy nhất, chưa từng có)
Định mức cấp phối ban hành theo thông tư 10/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, hiệu lực từ ngày 15/02/2020.
Xem video minh họa, tra cứu trong tích tắc, thật tuyệt vời…
File thuộc quyền sở hữu của tác giả và sẽ được chia sẻ miến phí trong nay mai.
14/01/2020
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT XÂY DỰNG MỚI CỦA BỘ XÂY DỰNG
Anh em click vào chỗ có link bên dưới để đọc thông tin chi tiết và tải về file gốc pdf:
- Thông tư số 09/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng, xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2020 và thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 10/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2020:
Thông tư gồm các bộ định mức:
1. Định mức xây dựng; 2. Định mức khảo sát; 3. Định mức lắp đặt hệ thống kỹ thuật; 4. Định mức lắp đặt máy và thiết bị công nghệ; 5. Định mức sửa chữa và bảo dưỡng; 6. Định mức thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 7. Định mức sử dụng vật liệu xây dựng.
- Thông tư 11/2019/TT-BXD,  ngày 26/12/2019, xác định giá ca máy và thiết bị thi công, có hiệu lực từ ngày 15/02/2020.
Thông tư gồm có 02 phụ lục:
+ Phụ lục số 01: Hướng dẫn PP xác định giá ca máy và thiết bị thi công
+ Phụ lục số 02: Danh mục 664 loại máy và thiết bị thi công xây dựng.
Một điểm mới của Thông tư này so với Quyết định 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015; đó là đã ban hành kèm theo Nguyên giá tham khảo của các loại máy và thiết bị thi công xây dựng. Với việc ban hành kèm theo Nguyên giá tham khảo này thì các tỉnh thành sẽ có căn cứ để lập và công bố đơn giá ca máy và thiết bị công xây dựng thuận tiện hơn.
- Thông tư 12/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng;
- Thông tư số 13/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo…
- Thông tư số 14/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng
- Thông tư số 15/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, xác định đơn giá nhân công xây dựng.
- Thông tư 16/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Thông tư 17/2019/TT-BXD, ngày 26/12/2019, đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

13-12-2019
Đề nghi anh cải tiến chức năng cho phép tạo, sử dụng các công tác người dung cho dễ sử dụng hơn (chức năng cũ khó sử dụng và bị mất dữ liệu khi cập nhật phiên bản mới), vì đơn giá bên xây dựng thì đa số đều có, nhưng bên giao thông, cầu đường thường phải vận dụng hoặc xây dựng mới một số công tác không có trong bộ đơn giá.
* * *
Trước đây chức năng tạo công tác người dùng khá phức tạp và khó sử dụng, thì sắp tới đây sẽ có sự cải tiến theo hướng đơn giản hơn:
- Tạo dữ liệu người dùng:
Việc tạo ra dữ liệu người dung hoàn toàn do người dùng quyết định, dữ liệu là 1 file excel cớ 2 sheet
+ Sheet “DonGia” (đơn giá):
+ Và sheet “DinhMuc” (định mức):
Dữ liệu phải được xây dựng trước khi sử dụng. Xong đóng file và gọi lại lệnh để sử dụng.
- Sử dụng:
+ Gọi lệnh từ menu:
Chức năng này gần giống như chức năng gọi công việc thường dùng, nhưng dữ liệu ở đây là hoàn toàn do người dùng tạo ra, như mã hiệu đơn giá, định mức… (còn trong file “công việc thường dung” dữ liệu có sẵn trong bộ đơn giá).+ Sau đó file excel “CongViecNguoiDung.xls” sẽ được gọi lên, người sử dụng chọn công việc qua nút nhấn “Chọn công việc”, (các công việc này phải được tạo ra trước đó).
File dữ liệu người dùng được đặt cố định tại:
D:\ CongViecNguoiDung.xls (không nằm trong thư mục cài đặt ch/trình). Bằng cách này dữ liệu người dùng tạo ra sẽ không bị mất đi mõi khi cập nhật, thậm chí cả khi máy tính cài lại Windows.

Cải tiến này đã được thử nghiệm và sẽ được cập nhật trong phiên bản 2020 (sắp tới).

07/6/2019
Đề nghị anh bổ sung tùy chọn phân tích vật tư ra bê tông thương phẩm cho phần mềm, vì một số mã bê tông thương phẩm khi phân tích vẫn ra cốt liệu (xi măng, cát, đá...)
Trả lời:
Đã có tùy chọn này trong bản cập nhật mới nhất:



17/4/2019
Đề nghị anh cập nhật 2 bộ đơn giá, định mức dịch vụ công ích còn thiếu vào phần mềm:
1/ Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị, và:
2/ Duy trì hệ thống thoát nước đô thị
Trả lời:
Chúng tôi đã tiến hành cập nhật nốt các bộ định mức + đơn giá này:
 + Đinh mức Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị (ban hành theo QĐ 592/2014/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng)
 + Đơn giá Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị - tỉnh Phú Yên (ban hành theo QĐ 198/QĐ-UBND ngày 20 / 01 / 2017 của UBND tỉnh Phú Yên)
 + Đinh mức Duy trì hệ thống thoát nước đô thị (ban hành theo QĐ 591/2014/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng)
 + Đơn giá Duy trì hệ thống thoát nước đô thị - tỉnh Phú Yên (ban hành theo QĐ 199/QĐ-UBND ngày 20 / 01 / 2017 của UBND tỉnh Phú Yên)
 + Đơn giá thu gom, v/c và xử lý chất thải rắn nông thôn (ban hành theo quyết đinh số 242/QĐ-UBND, ngày  23/01/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)
Link tải Định mức + đơn giá dịch vụ công ích (đầy đủ), file gốc PDF + file excel: TẠI ĐÂY

7/4/2019
Lỗi phần mềm khi thay đổi khu vục xây dựng công trình? (Dự toán Phú Yên)
Một bạn vửa loan báo: Khi tôi thay điổi khu vực xây dựng công trình ở sheet "HeSo" thì trong bảng GTVT (giá trị vật tư) bị mất dữ liệu cột thành tiền.
Anh có cách nào khắc phục?
Trả lời:
Đã sửa lỗi và Update link, cảm ơn bạn đã báo lỗi.

6/4/2019
Công thức tính trọng lượng 1m thép tròn?
Một bạn vửa hỏi: Anh có bản tra trọng lượng riêng thép tròn không?
Trả lời:
- Riêng tôi không dùng bảng tra, từ lâu tôi tự lập 1 công thức để tính, công thức này rất đơn giản, dễ nhớ, có thể tính nhanh trọng lượng riêng cho tất cả các loại thép tròn:
      T = 0,00617xDxD (kg/m)
Trong đó:
+ T: Trọng lượng riêng loại thép tròn cần tính (kg/m);
+ D: Đường kính thép tròn (mm)
Ví dụ: để tính 1 mét dài thép tròn D8:
Áp dụng công thức trên ta có: T = 0,00617x8x8 = 0.395 (kg/m)
Hay 1 mét dài thép tròn D20: T = 0,00617x20x20 = 2,468 (kg/m)
Nó luôn đúng với mọi loại đường kính.

5/4/2019
Khóa một số ô nào đó trong bảng tính
Một bạn vửa hỏi vấn đề này: Theo mặc định, khi tôi khóa bảng tính (locked), thì tất cả các ô trong bảng tính đều được khóa, tuy nhiên, tôi chỉ cần khóa 1 vùng dữ liệu nào đó, không phải tất cả bảng tính, không cho ai nhập, xóa, chỉnh sửa dữ liệu trong vùng đó. Vậy phải làm sao?
Trả lời:
- Đầu tiên bạn chọn toàn bộ bảng tính, bằng cách nhấn Ctrl+A, hoặc nhấn vào cái ô vuông nằm ở giao điểm của cột A và hàng 1. Rồi nhấn nút phải chuột và chọn Format Cells, trong tab Protection, bỏ đánh dấu ở tùy chọn Locked, rồi nhấn OK. Việc đó là để mở khóa (Unlock) toàn bộ bảng tính.
- Sau đó, bạn chọn vùng mà mình cần muốn khóa, ví dụ vùng (“A1:A5”), tiếp theo, bạn mở lại hộp thoại Format Cells đã nói ở trên, nhưng lần này thì bạn đánh dấu vào tùy chọn Locked, và nếu bạn thích ẩn luôn công thức (không cho thấy) thì đánh dấu vào tùy chọn Hidden, nhấn OK. (bước này bạn đã thiếp lập khóa vùng đang chọn trên bảng tính (“A1:A5”), nhưng tính năng khóa vẫn chưa có hiệu lực.
- Cuối cùng là bật tính năng khóa bảng tính:
+ Excel 2007: Vào Format > Protect Sheet...
+ Excel 2003: Vào Tools > Protection > Protect Sheet…
Trong hộp thoại Protect Sheet:
+ Bỏ đánh dấu ở tùy chọn Select locked cells, nếu muốn, tức nếu bạn bỏ chọn thì sẽ không thể đặt chuột vào được những ô đã bị khóa.
+ Nhập vào một password, nếu muốn.
Vậy là xong. từ bây giờ, vùng (“A1:A5”) sẽ được bảo vệ, những ô trong vùng này không thể bị can thiệp.
Để mở khóa thì:                                                                   
+ Excel 2007: Vào Format > Protect Sheet..., Un Protect Sheet…
+ Excel 2003: Vào Tools > Protection > Un Protect Sheet

4/4/2019
* Kinh nghiệm trong thi công xây dựng: (Ảnh do một bạn cung cấp):
28/03/2019
* File excel quản lý biên bản nghiệm thu:
Có bạn vửa gửi tôi 1 file excel quản lý biên bản nghiệm thu mà bạn đó tải đâu đó trên mạng, nhờ chỉnh sửa cho đơn giản, dễ dùng...
Sau khi xem qua tôi thấy đúng là file khá rắc rối, khó dùng, các tiêu chuẩn ng/thu chưa tự nhảy, khó thêm, bớt công tác... tôi chợt nhận ra, nhiều anh em kỹ thuật đã, đang và muốn có 1 công cụ để quản lý BB nghiệm thu trên excel, chặt chẽ về trình tự, thời gian, đồng thời phải đơn giản và có tính tự động hóa cao... 
Nhu cầu đó là có thực, vì vậy tôi dự định sẽ làm 1 file excel hoàn toàn mới, chia sẻ anh em nào thấy dùng được thì dùng.
Trước mắt tôi làm thử sơ bộ, sau đó sẽ tham khảo ý kiến anh em để hoàn thiện dần dần, đến khi ok sẽ gửi link download sau.
Và thành quả ban đầu là đây:
08/03/2019
* Thể tích hình chóp cụt: Có bạn hỏi về công thức tính phần vát của đế móng đơn.
Phần vát của đế móng đơn có hình dạng của 1 hinh chóp cụt, công thức tính thể tích hinh chóp cụt các bạn xem TẠI ĐÂY

08/02/2019
* Lương tối thiểu vùng 2019: (theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, hiệu lực từ ngày 01/01/2019)
Cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với lương tối thiểu năm 2018 theo NĐ 141/2017/NĐ-CP);
- Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với NĐ 141);
- Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với NĐ 141);
- Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với NĐ 141).
Dự kiến hệ số điều chỉnh nhân công trong dự toán xây dựng cho năm 2019 trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ như sau:
- Vùng III (TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu, huyện Đông Hòa):
    Knc = 3.250.000/2.000.000 = 1,6250 (Knc cũ theo thông báo số 76/TB-SXD ngày 16/5/2018 của Sở Xây dựng là: 2.488.000/2.000.000 = 1,2440)
- Vùng IV (các huyện còn lại: Tuy An, Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa):
    Knc = 2.920.000 /1.900.000 = 1,5368 (Knc cũ theo thông báo số 76/TB-SXD ngày 16/5/2018 của Sở Xây dựng là: 2.388.000/1.900.000 = 1,2568).
Đó mới chỉ là phỏng đoán, hiện tai (02/2019) Sở XD địa phương chưa ban hành thông báo áp dụng Nghị định 157/2018/NĐ-CP, khi có thông tin chính thức chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất.

25/01/2019
* Lăn chuột, cuộn danh sách công việc
Khi mở bảng tra chọn công việc, tìm kiếm mã hiệu... Nhưng lăn chuột, các hàng công việc không lăn lên lăn xuống được. Phải kéo thanh trượt bên phải để tìm mã hiệu.
Như thế nhiều lúc thao tác hơi chậm. Anh có thể nghiên cứu cho lăn chuột, cuộn lên cuộn xuống được là hay nhất.
Trân trọng,

Việt viethungphuyen@gmail.com
* * *
Chào Việt!
Vấn đề em góp ý (lăn chuột, cuộn danh sách công việc) anh đã tìm hiểu từ lâu, nhưng đành "bó tay". Hôm nay có tin vui... anh đã giải quyết được vấn đề.
Mới thử nghiệm trên file excel, chưa đưa vào ch/trình.
Cuối năm bận việc này việc kia, để đầu năm anh đưa vào phiên bản cập nhật mới và gửi update đồng bộ luôn.
Cảm ơn em đã nhắc nhở, góp ý mà anh có động lực để tìm tòi.

* Hỏi về các công tác bê tông mác 350, 400?
Hỏi: Anh cho hỏi sao trong phần mềm không có các công tác bê tông 350, 400?

Ý kiến trao đổi:
Lý do là trong bộ đơn giá của tỉnh không có bê tông mác 350, chỉ có mác 300 trở xuống:
Đa số các tỉnh thành chỉ ban hành đơn giá công tác bê tông có mác 300 trở xuống, để có thể sử dụng bê tông mác 350, 400 thì thì căn cứ định mức 1776/BXD-VP và đơn giá NC, máy địa phương (định mức hao phí vật tư tra từ định mức 1776/BXD-VP, còn nhân công, máy lấy theo công tác bê tông cùng loại mác 300 vì đơn giá NC, máy không thay đổi)
Ví dụ: Tra cứu. tính toán dữ liệu định mức công tác bê tông xà dầm, đổ thủ công, mác 350:
- Vì xi măng PC30 chỉ dùng cho bê tông mác 300 trở xuống:
Vậy bê tông mác 350, 400 phải sử dụng xi măng PC40, nên sẽ tra định mức cấp phối theo mác 350, xi măng PC40 như hình:
Chú ý là định mức trên tính cho 01m3 vữa, khi tính cho 1 m3 bê tông thì phải nhân thêm hệ số hao hụt, ví dụ bê tông xà dầm nhà: 1m3 bê tông tốn 1,025m3 vữa:
Nên các định mức Xi măng, Cát, Đá, Nước đều nhân thêm 1,025:
Kết quả:
- Vật liệu:
+ Xi măng PC40 = 425*1,025= … (kg)
+ Cát : 0,432*1,025= … (m3)
+ Đá dăm 1x2: 0,86*1,025= … (m3)
+ Nước: 187*1,025 = … (lít)
- Nhân công, máy: Không thay đổi.
* * *
- Chú ý thêm:
+ Bê tông đổ bằng thủ công, cần cẩu và máy bơm định mức hao phí vữa khác nhau:
    + Đổ thủ công: 1,025-1,030m3 vữa / 1 m3 bê tông, tùy loại cấu kiện
    + Đổ bằng cần cầu: toàn bộ 1,025m3 vữa / 1 m3 bê tông
    + Đổ bằng máy bơm: toàn bộ 1,015m3 vữa / 1 m3 bê tông
+ Bê tông đổ thủ công (AF.11…) thì tra mã định mức cấp phối có độ sụt 2-4cm
    (mã C3125 cho bê tông đá 1x2 mác 300 và mã C3126 cho bê tông đá 1x2 mác 350)
+ Bê tông đổ bằng cần cẩu (AF.21…) thì tra mã định mức cấp phối có độ sụt 6-8cm
    (mã C3225 cho bê tông đá 1x2 mác 350 và mã C3226 cho bê tông đá 1x2 mác 350).
+ Bê tông đổ bằng máy bơm (AF.31…) thì tra mã định mức cấp phối có độ sụt 6-8cm
    (mã C3225 cho bê tông đá 1x2 mác 350 và mã C3226 cho bê tông đá 1x2 mác 350).
- Download file excel định mức bê tông mác 350, 400 + thuyết minh: TẠI ĐÂY

* Hỏi về qui định và phương pháp tính dự phòng phí?
Hỏi: Anh cho hỏi qui định và phương pháp tính chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng?
Ý kiến trao đổi:
Chi phí dự phòng được qui định và hướng dẫn tại thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tổng quát PP tính chi phí dự phòng trong dự toán XDCB theo hướng dẫn tại thông tư số 06/2016/TT-BXD như sau:
Chi phí dự phòng được xác định theo công thức: GDP = GDP1 + GDP2
1. GDP1 : Dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps          
Trong đó: GXD; GTB; GQLDA; GTV; GK theo thứ tự là là các chi phí xây dựng, thiết bị, tư vấn và chi phí khác; kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps = 0->5%.
Từ đó ta xác định được chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1).
Và:
2. GDP2 : Dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức sau:
Lấy bình quân mức trượt giá 3 năm (hoặc quý) liền kề trong quá khứ, được chỉ số trượt giá Ixdctbq, từ Ixdctbq và mức phân bổ vốn hàng năm (hoặc quý), tùy theo thời gian thực hiện công trình, tính được giá trị trượt giá trong tương lai, cộng dồn giá trị trượt giá hàng năm (quý) được giá trị dự phòng cho yếu tố trượt giá.
Để tính được chỉ số trượt giá 3 năm trước đây thì căn cứ vào các quyết định công bố chỉ số giá xây dựng của Sở XD địa phương có ban hành hàng tháng, quý, năm, anh em tìm và tải từ trang Web của sở XD địa phương: lên Google gõ từ khóa “chỉ số giá xây dựng” (+ tên địa phương xây dựng công trình), để tìm và tải chỉ số giá nơi xây dựng công trình.
Nói gọn cho dễ hiểu vậy chứ tính toán khá phức tạp, mình kèm theo một file word thuyết minh chi tiết phương pháp tính chi phí dự phòng với 2 ví dụ tính toán theo thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng, kèm 1 file excel đã đơn giản hóa cách tính để anh em tham khảo: tải về tại đây.
* Chủ đầu tư có quyền cắt chi phí dự phòng khi ký kết hợp đồng không?
Hỏi: 
Trong Q/Đ phê duyệt giá gói thầu xây lắp có phí dự phòng 5%. Sau khi nhà thầu chào giá có 5% trong đơn giá và được trúng thầu, thời gian thực hiện gói thầu này 2 tháng. Vậy khi Chủ đầu tư thương thảo, ký kết hợp đồng có quyền cắt giảm chi phí 5% này không hay vẫn hợp đồng theo giá trúng thầu và sau này thanh toán bằng giá trúng thầu?
Ý kến trao đổi:
Việc thương thảo, ký kết hợp đồng căn cứ vào giá gói thầu, loại hợp đồng và hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu để thực hiện.
Theo qui định hiện hành, giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 35 Khoản 2)). Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.
Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu (quy định tại thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều chủ đầu tư khi phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu vẫn đưa giá trị chi phí dự phòng vào hợp đồng trọn gói theo tỷ lệ % chứ không phân bổ vào đơn giá, kèm theo đó là các điều kiện về việc sử dụng khoản dự phòng này.
Do vậy, bạn cần căn cứ vào hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu để thực hiện thương thảo.
Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng không được đem ra xem xét, đánh giá và sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.

* Đề nghị nâng cấp phần mềm tương tích Office 64bit
Thiên Văn x@yahoo.com.vn>
Chào anh!
Trước tiên cảm ơn anh đã viết chương trình dự toán rất hữu ích, tiện dụng, dễ dùng.
Tuy nhiên có một vấn đề về cài đặt dự toán còn gặp phải như sau:
Hầu hết máy tính bây giờ đều sử dụng chương trình Win 64bit để tiện dụng các đặt các phần mềm chuyên ngành bản mới Cad, Revit, .... bản 64 bit. Đặc biệt là các bản Office mới. Việc cài đặt phần mềm dự toán chạy trên nền Office 64bit báo lỗi không tương thích. Nên phải cài thêm Office 2007 mới chạy được. Điều này gây lãng phí dung lượng và cấu hình của máy tính và sự phức tạp khi cài đặt phần mềm. Nếu tác giả giải quyết được bài toán này sẽ very good hơn.
Đây là sự góp ý của em đã và đang sử dụng phầm mềm tuyệt vời này. Rất mong sẽ có sự cải tiến phần mềm ở những phiên bản tiếp theo để mang lại trải nghiệm tốt nhất
Thanks and Best Regards
* * *
Em góp ý rất đúng, phần mềm dự toán chỉ chạy ổn trên Windows bản 32 bit (+ Office 32bit) hoặc Windows 64 bit + Office 32bit, đây cũng là vấn đề "nan giải", và càng lúc càng nhiều người gặp phải do họ cài Windows bản 64 bit + Office 64bit dẫn đến p/m bị lỗi.

Cảm ơn về những góp ý, để anh tìm hiểu thêm về vấn đề này, nếu giải quyết được mình sẽ thông tin lại sau.
* Hỏi về qui định sử dụng xi măng PCB40 thay cho xi măng PC40:
Đơn vị tôi lập dự toán sử dụng xi măng PC40 (theo cấp phối trong định mức 1776/BXD-VP), nhưng bên thẩm định lại yêu cầu sử dụng ximăng PCB40, vậy văn bản nào qui định việc này? và định mức nào để chuyển đổi từ xi măng PC30, PC40 qua PCB40?
Ý kiến thảo luận:
- Sử dụng loại xi măng PC hay PCB là tùy vào nhiều yếu tố mà Chủ Đầu tư quyết định, nhưng loại Xi măng PCB này lại chưa có định mức dự toán (định mức ban hành theo quyết định 1329/QĐ-BXD là định mức hao hụt vật vâ tư), hoặc là áp dụng theo định mức 1776/BXD-VP (cho xi măng PC) hoặc là thuê dơn vị thiết kế định mức cấp phối. Chứ không thể lấy theo định mức 1784 hay 1329 được.
- Đơn vị thẩm định / Chủ đầu tư yêu cầu áp dụng định mức chuyển đổi xi măng theo công văn số 1784/BXD-VP (hiện nay được thay thế bởi quyết định 1329/QĐ-BXD) là SAI, vì định mức này là định mức sử dụng vật liệu, không phải định mức lập dự toán, nó chưa tính đến hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản và thi công.
- Tham khảo thêm bài viết từ liên kết ngoài: TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY
- Trả lời của Bộ Xây dựng:
Tải file tham khảo chi tiết: TẠI ĐÂY
* Tổng hợp các văn bản liên quan đến việc lập dự toán trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Link tải: TẠI ĐÂY. (chỉ là bảng tổng hợp tên các văn bản, để tải file văn bản thì anh em nhờ Google nhé, thời điểm cập nhật: 07/2018)

* Về việc cập nhật đơn giá xây dựng sửa đổi bổ sung 2018
Sở XD Phú Yên vừa ban hành bộ đơn giá bổ sung 2018 (theo các quyết định 130, 131, 132/QĐ-SXD ngày 21/6/2018).
Việc cập nhật được chúng tôi hoàn thành nhanh chóng nhờ việc sử dụng công nghệ để chuyển đổi bộ dữ liệu từ tập tin chết (file PDF) thành tập tin sống (file excel), sau đó dùng các hàm excel và viết các macro để xử lý chúng rẹt rẹt, cách này nhanh gấp 100 lần làm bằng tay.
Từ trước đến nay vẫn vậy, chúng tôi sẽ không làm theo kiểu "có sức người sỏi đá cũng thành cơm", mà sẽ dùng sức máy thay cho sức người. Vì vậy, với đống dữ liệu đồ sộ đó chẳng có gì đáng ngại, thay vì phải mất 2-3 tuần, giờ chỉ cần 1-2 ngày.
Sau khi cập nhật, các mã X/d, L/đ, S/c bổ sung sẽ có đơn giá, không phải chiết tính đơn giá hay nhập tay:
Quí vị vui lòng liên lạc qua e-mail: tuananhpy057@gmail.com để nhận file cài đặt bản cập nhật.

* Điều chỉnh dự toán dịch vụ công ích:
- Ngày 26/6/2018, Sở XD Phú Yên ban hành thông báo số 111/TB-SXD, về việc điều chỉnh dự toán dịch vụ công ích, từ ngày 01/7/2018.
- Link tải thông báo 111/TB-SXD: TẠI ĐÂY

* Thông tin về bộ đơn giá XD, lắp đặt, sửa chữa bổ sung (2018):
- Ngày 21/6/2018, Sở XD Phú Yên ban hành 3 bộ đơn giá bổ sung theo các quyết định:
 + Quyết định số 130 (phần lắp đặt, bổ sung)
 + Quyết định số 131 (phần sửa chữa, bảo dưỡng công trình xây dựng)
 + Quyết định số 132 (phần xây dựng, bổ sung)
- Hiệu lực từ ngày 21/6/2018.

- Link tải bộ đơn giá bổ sung (130, 131, 132): TẠI ĐÂY

* Hỏi về mức lương cơ sở đầu vào áp dụng để lập và quản lý chi phí xây dựng
(10/5/2018)
Theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm công bố đơn giá nhân công xây dựng phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương làm cơ sở lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Hiện nay (tháng 5/2018), đã hơn 1 năm kể từ  ngày thông báo 85/TB-SXD ngày 28/4/2017 ban hành về điều chỉnh dự toán. Lương NC trong dự toán vẫn 160-170.000đ/ngày, trong khi lương NC trên thị trường đã 250-300.000đ/ngày, sao vẫn chưa thấy có văn bản điều chỉnh lương cơ sở phù hợp với thị trường tại địa phương?
* * *
- Thông tin cập nhật ngày 17/5/2018:
Ngày 16/5/2018, Sở XD có thông báo số 76/TB-SXD hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán. Nội dung chính: Điều chỉnh hệ số NC theo mức lương đầu vào mới (cho phần dự toán XD và dự toán khảo sát), riêng dự toán dịch vụ công ích chưa thay đổi vì sử dụng lương tối thiểu theo khối công chức. Chi phí nh/công tăng khoảng 15% so với trước đây.
Chi tiết thông báo tải tại đây: Thông báo số 76/TB-SXD
Chúng tôi sẽ cập nhật và gửi bản update phần mềm trong nay mai.

* Hỏi về đơn giá các công tác sửa chữa:
(15/5/2018)
Anh cho hỏi sao tôi nhập mã SA.11112 (phá dỡ bê tông móng không cốt thép), phần mềm không nhảy đơn giá NC, máy? Trong khi dự toán F1 thì lại có? Tôi sử dụng bản dự toán cập nhật 26/4/2018.
* * *
Lý do: 
Các mã hiệu các công tác sửa chữa SA.xxxxx; SB.xxxxx sử dụng định mức sửa chữa 1129 (năm 2009), đã hết hiệu lực từ 01/1/2018, thay vào đó là định mức sửa chữa mới 1149 (năm 2017), định mức thay đổi sẽ dẫn đến đơn giá thay đổi, nhưng hiện tại SXD chưa ban hành đơn giá tương ứng với định mức mới, nên để tránh việc người dùng không biết, vẫn sử dụng đơn giá cũ, chúng tôi đã xóa đơn giá của các công tác sửa chữa này. Vì vậy khi ta nhập mã hiệu các công tác sửa chữa (SA...; SB...) sẽ không có đơn giá.
Ví dụ cụ thể với nhóm công việc có mã hiệu SA.11100: "Phá dỡ móng các loại":
+ Hình: định mức sửa chữa cũ 1129 (năm 2009), hết hiệu lực từ 01/1/2018:

+ Hình: định mức sửa chữa mới 1149 (năm 2017), có hiệu lực từ 01/1/2018:
Nhận xét:
+ Tất cả các mã hiệu định mức đều thay đổi bậc nhân công (từ bậc 3,7/7 còn 3,0/7)
+ Riêng mã SA.11112: Có thay đổi thêm về định mức nhân công (6,25 thành 5,22)
Khi bậc và định mức nhân công thay đổi sẽ dẫn đến đơn giá thay đổi, vì vậy Sở XD địa phương đã có quyết định số 04/QĐ-SXD ngày 05/1/2018, bãi bỏ đơn giá sửa chữa cũ 2016 (ban hành theo q/đ 170/QĐ-SXD 01/11/2016). Đây mới là Q/Đ bãi bỏ đơn giá sửa chữa do đã có định mức mới thay thế nhưng chưa có đơn giá tương ứng. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, phần mềm tạm thời xóa đơn giá cũ, và tính toán theo nội dung công văn 41/SXD-KT&VLXD ban hàng ngày 09/1/2018 (căn cứ định mức Bộ XD công bố và đơn giá VL, NC, Máy địa phương công bố).
Trong phiên bản dự toán mới chúng tôi có đưa thêm tính năng “Chiết tính đơn giá riêng”, hỗ trợ tính toán với các c/v chỉ có định mức nhưng chưa có đơn giá.
+ Bảng chiết tính đơn giá rất dễ hiểu:
+ Sau đó đơn giá này được link sang bảng khối lượng:
Kết quả, đơn giá nhân công cho công tác này = 867.324, như hình trên.

Một số phần mềm có thể chưa cập nhật thông tin nên vẫn để đơn giá sửa chữa cũ (ban hành theo q/đ 170/QĐ-SXD ngày 01/11/2016):
(kể từ sau 10/7/2018, dự toán đã cập nhật các đơn giá sửa chữa SA, SB...)

10/5/2018
Anh cho hỏi sao tôi nhập mã SA.11113 (phá dỡ bê tông móng có cốt thép), đơn giá NC trong phần mềm mình, sau khi chiết tính đơn giá thì có đơn giá bằng 1.242.832? Trong khi dự toán F1 bằng: 1.398.184?
* * *
Lý do: 
Các mã hiệu các công tác sửa chữa SA.xxxxx; SB.xxxxx sử dụng định mức sửa chữa 1129 (năm 2009), bậc nhân công là 3,7/7 nên đơn giá theo q/đ số 170/QĐ-SXD ngày 01/11/2016 là: 1.398.184 (như hình dưới).
Nhưng đơn giá này đã bãi bỏ theo quyết định số 04/QĐ-SXD ngày 05/1/2018 của SXD. Hiện nay, theo định mức sửa chữa mới 1149 (năm 2017), bậc NC còn 3,0/7 nên đơn giá nhân công phải được tính toán lại và sau khi tính toán sẽ giảm đi một ít:

Một số công tác khác cũng tương tự.

* Hỏi về cách tính dự toán với các công tác sửa chữa, xây gạch block:
+ Sao tôi nhập mã dự toán SA….; SB…. không thấy nhảy đơn giá công việc?
+ Cách tính dự toán với các công tác Bộ XD mới ban hành định mức sửa đổi, bổ sung (định mức sửa chữa 1149/QĐ-BXD; định mức xây gạch block 1264/QĐ-BXD) như thế nào?
+ Sở XD địa phương bãi bỏ đơn giá các công tác Bộ XD mới ban hành định mức sửa đổi, bổ sung, vậy cách tính dự toán các công tác đó như thế nào?
Anh em tải file thuyết mình + h/d chi tiết về xem: TẠI ĐÂY
* CĐT yêu cầu nhà thầu cung cấp hóa đơn chi phí hạng mục chung mới thanh toán ?
* CĐT yêu cầu nhà thầu phải lập bản vẽ, lập dự toán lán trại mới thanh toán ?
Cho tôi hỏi, bên tôi nhà thầu, công trình thi công xong, khi quyết toán Chủ đầu tư (ban quản lý công trình trọng điểm của tỉnh) yêu cầu nhà thầu xuất chứng từ các khoản mục trong Chi phí hạng mục chung mới thanh toán (như: Chi phí thí nghiệm, chi phí bảo hiểm, chi phí di chuyển máy móc th/bị…); riêng chi phí lán trại phải lập bản vẽ, lập dự toán lán trại) mới thánh toán, hỏi vậy có đúng không? Văn bản nào qui định việc này? hợp đồng theo đơn giá cố định.
Ý kiến thảo luận (tổng hợp từ các anh em khác và từ Internet):
Chẳng có văn bản nào qui định việc này, chỉ có văn bản qui định ngược lại.
Việc cung cấp hóa đơn đầu vào (kể cả hóa đơn các khoản mục chi phí hạng mục chung hay hóa đơn vật tư xi măng, cát đá….) hay lập bản vẽ, lập dự toán lán trại, không phải trách nhiệm của nhà thầu, yêu cầu cung cấp được xem như hành vi nhũng nhiễu, trái với qui định hiện hành. Vì hợp đồng đơn giá cố định, thì đơn giá không thay đổi trong quá trình thi công, giá trong hóa đơn hay dự toán lán trại có thể cao hơn, thấp hơn, không bằng với giá hợp đồng, nếu CĐT áp dụng để thanh toán thì đã làm thay đổi đơn giá hợp đồng.
* Về chi phí lán trại:
Khoản 1, Điều 15, thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 qui định:
b) Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục, tiến hành thẩm tra như thẩm tra gói thầu xây dựng độc lập.
c) Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành thẩm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.
Vậy, nếu ở giai đoạn thiết kế không lập bản vẽ, dự toán cho lán trại, nhà tạm mà tính theo tỷ lệ %, thì ở giai đoạn thanh toán nhà thầu cũng không phải lập, thẩm tra, kiểm toán không được yêu cầu.
* Về đơn giá trong hợp đồng:
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về các loại hợp đồng:
Khoản 1, Điều 62: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
- Khoản 2, Điều 62: Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng."
Vậy, dù là hợp đồng trọn gói hay hợp đồng theo đơn giá cố định thì đơn giá thanh toán là không thay đổi (Hợp đồng theo đơn giá cố định khác hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo đơn giá cố định thì đơn giá cố định, khối lượng thanh toán theo thực tế, còn hợp đồng trọn gói thì không thay đổi cả khối lượng và đơn giá)
* Thanh toán hợp đồng trọn gói:
- Khoản 2, Điều 94, Nghị định số 63/NĐ-CP qui định: Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác. (việc thanh toán căn cứ vào giá và điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và Chủ đầu tư). 
* Thanh toán hợp đồng theo đơn giá cố định:
- Khoản 1 Điều 96 Nghị định 63/2014/NĐ-CP qui định: Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
Thông tư 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính:
Điều 9. Thanh toán khối lượng hoàn thành:
- Đối với hợp đồng trọn gói:
Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kcả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kcả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
* Thẩm tra hợp đồng:
Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính:
Điểm b, Khoản 3, Điều 15 - Thẩm tra “hợp đồng trọn gói”:
… Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá ghi trong bảng tính giá trị hợp đồng; khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
Điểm c, Khoản 3, Điều 15 - Thẩm tra “hợp đồng đơn giá cố định”:
… Giá trị quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
* Trách nhiệm của các cơ quan trong quyết toán dự án:
Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định: “Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan khác có liên quan phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng”.
Tóm lại, hợp đồng trọn gói hay theo đơn giá cố định thì đơn giá cũng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, không bên nào được điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng (trừ khi hợp đông theo đơn giá điều chỉnh). 
Theo các quy định và hướng dẫn nêu trên, trong quá trình quyết toán, thẩm tra quyết toán, các bên liên quan yêu cầu cung cấp hóa đơn hay chiết tính lại khối lượng, đơn giá chi tiết trong hợp đồng hay yêu cầu lập thiết kế, dự toán lán trại là không phù hợp với quy định hiện hành.
Theo tôi, gặp trưởng hợp này bạn yêu cầu người đó ký cho cái văn bản yêu cầu để “em” về em trình giám đốc, chứ không có chữ ký của anh, giám đốc không chịu giao người làm. 99,9% cán bộ đó không (dám) ký. Nếu họ không ký thì có nghĩa họ đã yêu cầu sai, còn nếu họ ký thì làm văn bản gửi kèm yêu cầu đó, gửi cho lãnh đạo của họ, nếu không ngã ngũ thì gửi lên cơ quan chuyên môn cao hơn (Sở XD, Bộ XD). Nên làm như vậy, không nên thỏa hiệp với tiêu cực, nhũng nhiễu.
* Kiểm toán căt giảm chi phí hạng mục chung trong đơn giá hợp đồng:
"Cho tôi hỏi công trình dịch vụ công ích: phần chi phí hạng mục chung bên đơn vị nhận thầu là 3%, lúc gửi hồ sơ kiểm toán thì kiểm toán cắt chi phí hạng mục chung, kiểm toán bảo không có quy định về chi phí HMC của công trình DVCI  nên cắt bỏ, vậy kiểm toán đúng hay sai?"
Ý kiến thảo luận:
* Nếu là đơn vị thiết kế (ở bước lập, phê duyệt dự toán):
Đúng là công trình DVCI không có chi phí hạng mục chung, chỉ có chi phí quản lý chung = 35 % chi phí nhân công, nên cắt phần này là đúng (như h/d 186/HD-SXD ngày 2/3/2017 của Sở XD Phú Yên).
* Nếu là nhà thầu (công trình đã đem ra đấu thầu):
Lúc này lại khác, vì đơn giá dự thầu lúc này là do nhà thầu xây dựng, và nhà thầu có quyền xây dựng đơn giá theo điều kiện thi công và khả năng của mình, có các trường hợp sau:
1. Đấu thầu theo hợp đồng trọn gói: Giá trị quyết toán bằng giá gói thầu nếu không có p/sinh ngoài hợp đồng: kiểm toán không có quyền cắt giảm đơn giá, không được chiết tính lại đơn giá.
2. Đấu thầu theo đơn giá cố định, hoặc chỉ định thầu theo đơn giá cố định: Đơn giá từng công việc là cố định, kiểm toán không có quyền cắt giảm đơn giá, không được chiết tính lại đơn giá.
(nếu ít thì bỏ qua cho xong, nếu nhiều bảo vệ đến cùng, nếu cần làm văn bản hỏi SXD hoặc BXD).
3. Nếu gói thầu chỉ định thầu theo đơn giá điều chỉnh: trường hợp này phải chấp nhận giảm phần đó.
Căn cứ viện dẫn:
- Khoản 1, Điều 62, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
- Khoản 2, Điều 94, Nghị định số 63/NĐ-CP (Hướng dẫn luật đấu thầu, phần thanh toán hợp đồng): Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác. 
Như vậy, việc thanh toán căn cứ vào giá và điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và Chủ đầu tư. Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo đúng quy định hợp đồng thì nhà thầu được thanh toán với giá trị bằng đúng giá trị ghi trong hợp đồng (bao gồm cả chi phí hạng mục chung, nếu có).  Với công trình của bạn, giả sử công trình hợp đồng trọn gói, không phát sinh khối lượng, thì giá quyết toán = giá hợp đồng, nếu kiểm toán cắt giảm giá quyết toán thì không đúng với các qui định nêu trên.
Về quy định thẩm tra quyết toán hợp đồng trọn gói
Việc thẩm tra quyết toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và quy định cụ thể tại Điểm 2.3, Điều 3; Điều 16 Quyết định số 04/2014/QĐ-BTC ngày 2/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước. Theo đó, việc thẩm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói” thực hiện như sau:
“Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với đơn giá ghi trong bảng tính giá trị hợp đồng; khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu”.
Về tính pháp lý của hợp đồng xây dựng, tại Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định: “các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan khác có liên quan phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng”.
Theo các quy định và hướng dẫn nêu trên, trong quá trình quyết toán, thẩm tra quyết toán, các bên liên quan chiết tính lại khối lượng, đơn giá chi tiết trong hợp đồng trọn gói ngoài các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết là không phù hợp với quy định hiện hành.
(nguồn: http://vcci.com.vn/go-vuong-trong-quyet-toan-hop-dong-tron-goi)
* Hỏi về chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
Cho tôi hỏi: "Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá qui định ở văn bản nào, công trình có giá trị bao nhiêu thì mới tính trượt giá?"
* * *
Ý kiến trao đổi:
Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.
- Văn bản cơ sở: Thông tư 06/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016 của Bộ XD.
- Văn bản hướng dẫn: Một số ít địa phương có văn bản hướng dẫn, chẳng hạn như tỉnh Bình Định, SXD Bình Định có văn bản h/d kèm ví dụ, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
* Thảo luận về vấn đề giá dự thầu, chào giá và giá dự toán
Mình bên Chủ đầu tư bắt buộc bên đơn vị thi công chạy bảng dự thầu (bảng Dutoan (đúng bằng bảng Gxl). Nhưng đơn vị thi công chạy mãi không bằng nhau giá trị tổng. Vẫn chênh lệch 4 triệu. Trong trường hợp này chúng tôi không chấp nhạn ký hợp đồng. Vì vậy bên nhà thầu làm như sau:
- PA1: Lấy giá trị từng công việc giảm điều hết để ra giá trị đúng. Nhưng bàng PTGD sai lệch so với bảng Dutoan.
- PA2: Nhà thầu giảm giá vài công việc để giá trị bảng Gxl và Bảng Dutoan bằng nhau giá trị tổng.
Chúng tôi không chấp nhận. Như vậy phần mềm dự toán của mình không chạy đúng giá trị Gxl, lỗi do đâu, hay lỗi phàn mềm…
Xin ý  kiến bên chủ phần mềm. Chân thành cảm ơn!

* * *

Cho dù chỉ định thầu hay đấu thầu thì cũng không nhất thiết giá dự thầu = giá trị xây lắp, có thể thấp hơn, thậm chí cao hơn, vì:
- Thứ nhất về lý, nhà thầu đâu có dự toán đâu mà bên Chủ đầu tư yêu cầu họ chạy ra đúng giá dự toán, dự toán là để CĐT biết trước giá trị gói thầu, hơn nữa bên nhà thầu quen biết xin về tham khảo chứ họ không thể biết giá trị dự toán để chạy đúng giá dự toán. Nếu chạy đúng giá dự toán => họ biết đơn giá dự toán => Chủ đầu tư cung cấp dự toán cho nhà thầu (=> thông đồng).
- Thứ hai, trong các mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thàu, (thông tư 04/2010/TT-BKH) cũng có nêu rõ: Giá nhà thầu chào, không phải giá do nhà nước qui định. (xem hình)

- Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tương tự TẠI ĐÂY
Tóm lại, khoan hãy nói nguyên nhân tại sao lệch 4 triệu (có thể do nhiều lý do), theo mình bạn không cần bắt nhà thầu chạy đúng giá trị dự toán, chỉ cần giá dự thầu, chào giá <= Gxl (sau khi giảm giá) là OK.
Suy cho cùng, doanh nghiệp (bên B) là những đối tác với CĐT (bên A), Bên A nên tạo đ/kiện thuận lợi cho bên B để tìm kiếm những đối tác có giá đề xuất tốt nhất, có năng lực, kinh nghiệm và đạọ đức nghề nghiệp tốt nhất, chứ không phải đặt ra nhưng yêu cầu vô duyên, không cần thiết để hành bên B, quên đi kiểu suy nghĩ "bên B là chùm khế ngọt, bên A trèo hái mỗi ngày". 
Cũng như mình tìm 1 nhà thầu xây nhà cho chính mình thôi, nếu mình đặt ra những yêu cầu vô lý thì những nhà thầu tốt sẽ bỏ đi, còn muốn một nhà thầu tốt thì đừng tạo ra những yêu cầu vô lý. Nói thực có gì thông cảm chứ mình thấy một số anh em làm bên quản lý nhà nước hay mắc bệnh máy móc lắm.

* Một số anh em hỏi thăm về cách tính các khoản mục trong chi phí hạng mục chung:
Tham khảo TẠI ĐÂY

* Một số anh em hỏi thăm cách tính CP vật liệu trong dự toán:
Trong thông báo 383/TB-SXD ngày 01/11/2016 của SXD có h/d cách tímh bù chênh lệch vật liệu, vậy nếu tính trực tiếp theo giá thời điểm có được không?
Vấn đề này tôi có liên lạc với phòng Kinh tế và VLXD và được trả lời là 2 cách tính đều được. Anh em nào còn thắc mắc có thể liên lạc trực tiếp gặp A.Khôi, trưởng phòng, phụ trách vấn đề này, qua số ĐT ở hình dưới:
Hình ảnh và thông tin trong ảnh từ Website của Sở XD Phú Yên.

* Hỏi: Nếu lỡ quên chọn khu vực xây dựng, làm xong 1 đoạn mới sực nhớ, chọn lại khu vực, nhưng sao đơn giá c/v trong bảng khối lượng không thấy tự “nhảy” theo?
- Phải chọn khu vực xây dựng trước. Nếu chọn sau thì chỉ nhảy từ thời điểm sau khi chọn. Tr/hợp như trên thì:
+ Nếu trên excel 2003: Vào menu 14. Kích hoạt MHĐG đã có
+ Nếu trên excel 2007 trở lên: Vào menu Tiện ích bảng khối lượng > Kích hoạt MHĐG đã có.
Nếu số c/v ít thì đặt chuột vào ô MHĐG rồi nhấn phím F2 Enter.

Bạn Tuấn Anh thân mến! Mình không nói ai lấy phần mềm của ai, nhưng trên mạng có 1 số phần mềm giống hệt của bạn. Bạn vào trang http://www.youngxx.com tải PM dự toán về xem.
NH…@gmail.com - 14/11/2017

Chào anh, do dự toán của anh không có đơn giá địa phương em nên em mới mua dự toán Bắc Nam mà thấy nó giống của anh ghê, không biết họ có copy của anh không, nhưng nhiều chức năng hơn, anh có cần đơn giá tỉnh nào em cho.
T…1985@gmail.com - 02/12/2017

* Mình mới cài và sử dụng phần mềm dự toán excel 2017 của bạn, đây là một phần mềm rất hay và hiệu quả. Chân thành cảm ơn bạn!
phamvietdung…@gmail.com

Mình thấy bạn trên diễn đàn, có một số thủ thuật excel rất hay bạn có thể cho tôi xin 1 bản Dự toán duy trì cây xanh đô thị và chiếu sáng công cộng chạy trên excel 2010.
- Dự toán dịch vụ công ích (cây xanh + chiếu sáng) hiện chuẩn bị nâng cấp để chạy trên excel 2010, và cập nhật đơn giá mới, nhưng đơn giá thì cũng chỉ có đơn giá địa phương mình, không có đơn giá các địa phương khác, địa phương nào muốn sử dụng thì phải tự đổi đơn giá hoặc chuyển cho mình bộ đơn giá mình nạp vào mới chạy được.
Xem thêm: Tại đây
Tôi có 1 file dự toán excel bị nhiễm virus nặng, mở lên xem thì được nhưng thao tác, xử lý bị chậm và báo lỗi tùm lum…, copy dữ liệu qua file khác thì mang cả virus sang nên tình trạng như cũ. Có cách nào để lấy 1 phần dữ liệu (gồm mã đơn giá, tên c/việc, khối lượng) qua 1 file khác để chạy dự thầu mà không phải mang theo virus để khỏi nhập thủ công lại, dự toán có hơn 500 đầu việc?
Có một cách rất đơn giản đã xử lý thành công:
- Copy phần dữ liệu cần lấy (mã đơn giá + tên c/việc + khối lượng) sang 1 file Word.
- Đóng tất cả các file hiện hành.
- Mở ch/trình dự toán, tạo 1 dự toán mới.
- Mở file Word khi nãy, copy dữ liệu file Word qua file dự toán excel mới tạo.
99% file excel này sẽ không còn virus nữa.
Nên nhớ, đừng mở file dự toan excel cũ cùng lúc với file dự toán mới, nếu có thể hãy xóa nó đi.
Lưu ý khi copy:
Trên file Word, chọn vùng cần copy, bấm Ctrl+C để copy, qua file excel, đặt chuột vào ô cần dán, đừng vội bấm Ctr+V như thông thường mà hãy click chuột vào menu Edit > Paste Special Chọn Unicode Text > OK (chỉ dán nội dung, không dán định dạng từ file Word).
Về lâu dài, bạn cũng nên trang bị 1 công cụ để phòng ngừa, Click VÀO ĐÂY hoặc VÀO ĐÂY để tải công cụ phát hiện và diệt Virus + Name rác trong excel. Công cụ này xử lý khá hiệu quả với Virus và Name rác excel mà các p/m diệt virus khác bó tay.
"Phần mềm dự toán của anh rất hay và dễ sử dụng.
Em để ý là trong sheet "PTĐG" không tính đến chi phí máy khác. Như vậy thì trong dự thầu sẽ bị giảm mất chi phí này.
Anh có thể thêm vào trong sheet "PTĐG" 1 dòng tính chi phí dự phòng vì khi làm h/s thầu sẽ phải phân bổ chi phí này vào đơn giá (đối với gói thầu trọn gói).
Nếu anh phát triển thêm phần mềm không dùng đơn giá địa phương, mà chỉ dùng bộ định mức chiết tính ra đơn giá dự thầu (theo mẫu TT 06/2016-BXD và mẫu TT03/2015-BKH-ĐT) thì hay quá. Có thể dùng cho mọi địa phương.
Một vài góp ý. Cảm ơn anh vì những đóng góp và chia sẻ vì cộng đồng xây dựng. Chúc anh sức khỏe và có thành công!"
Thêm vào trong sheet "PTĐG" 1 dòng tính chi phí dự phòng: Có khi nên như vậy, đã bỏ chi phí máy khác cho bớt phức tạp, vì chi phí này nhỏ, đằng nào nhà thầu cũng giảm giá, phần giảm giá nhỏ nhất cũng lớn hơn chi phí này, vì vậy anh đã bỏ CP máy khác đi cho đơn giản.
 Không dùng đơn giá địa phương, mà chỉ dùng bộ định mức chiết tính ra đơn giá dự thầu: Đây là ý tưởng anh đã nghĩ đến từ lâu, tuy nhiên để làm được thì dữ liệu cơ sở (đơn giá NC, máy hiện tại của từng địa phương). Nếu sau này anh thu thập được kha khá dữ liệu các địa phương khác anh sẽ phát triển PM thêm theo hướng này.

Ghi nhận và cảm ơn nhận xét và góp ý của em.
- Phần mềm đã cập nhật đơn giá TP Hồ Chí Minh 2016 theo quyết định 3384 của UBND t/p ngày 02/7/2016 chưa?
Đã cập nhật,  TẠI ĐÂY
Đôi khi đang làm giữa chừng trên bảng tính excel nó đơ ra để lưu, gây khó chịu. Tôi muốn tự lưu, lúc nào xong 1 công đoạn tôi tự lưu, không cần chế độ tự động của excel, phải làm sao?
- Bạn chỉ cần bỏ chế độ AutoRecover của excel đi là được thôi. Tải về tập tin hướng dẫn chi tiết tắt chế độ AutoRecover (với excel 2003-2007-2010-2013): TẠI ĐÂY
- Tôi muốn cắt giảm chi phí hạng mục chung trong bảng phân tích đơn giá (Chi phí này tôi muốn tính riêng chứ không nằm trong chi phí cấu thành đơn giá), tôi phải làm sao?
Có ít nhất 2 cách:
- Cách 1: Xóa tỷ lệ % trong 2 ô L2, O2 trong bảng PTDG (hoặc cho bằng 0), hoặc cũng có thể xóa bên sheet HeSo, nhưng xóa ở sheet HeSo thì sẽ có tác dụng với cả file dự toán, còn xóa trong sheet PTDG thì chỉ có tác dụng trong bảng này:
 

- Cách 2: Lọc các chi phí này và xóa nó, bằng cách lọc theo các từ khóa hmc1, hmc2 trong cột E rồi xóa giá trị bên cột H.
- Bạn cho mình hỏi, sau khi cài dự toán thì bị lỗi font, không hiển thị tiếng Việt được, mình cài nhiều font lên vẫn bị?
Do dự toán dùng font ABC (TCVN3), máy bạn thiếu nên không đọc được.
Bạn làm như sau:
- Tải bộ font ABC từ đường link bên dưới về máy, giả nén được thư mục cùng tên, bên trong có các font chữ bổ sung.
- Bấm Ctrl+a để chọn tất cẩ, Bấm Ctrl+C để copy
- Mở thư mục: C:\WINDOWS\Fonts - bấm Ctrl+V để dán vào.
Vậy là đọc được.
Tải bộ font ABC tạiđây.
Ghi chú: Hiện đã có phiên bản dự toán dùng bộ mã Unicode, máy nào cũng hiển thị được tiếng Việt, xem tại đây.

* * *
Vì bận đi công tác nên em chưa kịp gửi mail anh sớm, mong anh thông cảm.
Rất vui khi nhận được mail anh và hướng dẫn tận tình của anh.
Nay em gửi anh mail này mong anh giúp đỡ:
- File đơn giá xây dựng Tây Ninh 739/2006/QĐ-UBND (16/8/2006) để xây dựng dự toán với đơn giá tỉnh Tây Ninh. Em không rõ là đơn giá này là đơn giá mới nhất của tỉnh Tây Ninh và còn áp dụng không, vì em chưa sử dụng đơn giá này bao giờ, em chỉ sử dụng Giá VLXD tháng để xây dựng dự toán, giá nhân công thì lấy giá thực tế ngoài thị trường (đối với những công trình tư nhân, công trình nhỏ).
- Em thắc mắc là nếu áp dụng đơn giá xây dựng này thì mình điều chỉnh giá vật liệu và nhân công như thế nào (bù giá vật liệu, nhân công như các đàn anh hướng dẫn nhưng em chưa làm bao giờ)
- Em chạy dự toán của anh với <20 công tác>: Tổng chi phí vật liệu, tổng chi phí nhân công, tổng chi phí máy ở sheet bảng khối lượng và sheet GTVT có chênh lệnh…
Mong hồi đáp của anh Tuấn..
Cám ơn anh nhiều vì những chia sẻ tận tình !
Trả lời bạn:
- Thay đơn giá xây dựng Tây Ninh theo 739/2006/QĐ-UBND:
Đơn giá này có phải là mới nhất của tỉnh Tây Ninh hay không thì anh cũng không biết, em hỏi thăm anh em đồng nghiệp ở địa phương nhé.
Nếu lập dư toán với những công trình nhà nước thì phải tính theo các qui định của nhà nước và địa phương, có thể mỗi nơi mỗi khác (nơi tính theo định mức, nơi tính theo bộ đơn giá gốc). Em nên tham khảo trước cách tính ở địa phương mình.
Còn nếu lập dư toán với những công trình tư nhân thì áp thẳng trực tiếp giá vật tư tại thời điểm lập, Nhân công + máy thì thường tính theo mét vuông sàn. Khỏi bù biếc chi cho mệt.
Em hãy chắc chắn mình cần rồi hãy đề nghị anh thay, em thông cảm nhé, vì thay xong rồi em lại nói đơn giá đó đã cũ hay em chưa cần dùng thì mất công lắm.
- Nếu áp dụng đơn giá xây dựng này thì mình điều chỉnh giá vật liệu và nhân công như thế nào (bù giá vật liệu, nhân công như các đàn anh hướng dẫn nhưng em chưa làm bao giờ)
Theo anh em nên tìm mượn 1 dự toán địa phương mình để tham khảo cách tính. Nếu có file thì gửi anh tham khảo luôn.
2/ Em chạy dự toán của anh với <20 công tc>: Tổng chi phí vật liệu, tổng chi phí nhân công, tổng chi phí máy ở sheet bảng khối lượng và sheet GTVT có chênh lệnh (không đáng kể) ở đơn vị phần trăm, vd : tổng chi phí vật liệu ở sheet BKL = 29.365.112 thì tổng chi phí vật liệu ở sheet GTVT = 29.365.678.
Chênh lệch vài trăm đồng là bình thường, do sai số trong quá trình tính toán cộng - trừ - nhân - chia, làm tròn số... chứ không phải tính toán sai hay dữ liệu sai.
Vấn đề này bình thường mà em.
Tóm gọn:
- Nếu tính dự toán kiểu nhà nước:
  + Nếu hàng tháng tỉnh Tây Ninh có ban hành đơn giá tháng (VL-NC-M) và hướng dẫn lập dự toán theo đơn giá hàng tháng như 1 số địa phương khác thì khỏi thay (sau khi chạy dự toán chỉ cần thay đối giá trị cột ĐƠN GIÁ THÁNG (VT, NC, MY) trong Sheet GTVT)
  + Nếu hàng tháng tỉnh Tây Ninh không ban hành đơn giá tháng thì mới thay.
- Nếu tính dự toán nhà dân: Cũng không cần thay đơn giá. Đơn giá vật tư tính trực tiếp theo giá địa phương mình tại thời điểm lập dự toán, còn đơn giá NC thường tính theo mét vuông sàn.
Cụ thể thế nào cho anh hay.
Cảm ơn anh, em rất thích làm dự toán trên Excel và em cảm nhận thấy phần mềm anh rất tiện ích, em đã tham khảo nhiều phần mềm dự toán, kết luận là phần mềm anh rất dễ hiểu và dễ cho chủ đầu tư kiểm tra, do vậy em muốn đăng kí bản quyền.
Những vấn đề của em mong anh giúp đỡ:
- Lập đơn giá nhân công, ca máy áp dụng cho tỉnh tây Ninh (đơn giá gốc, cái này đối với anh chắc không khó), như vậy đối với em lập dự toán sẻ dể dàng hơn (thuyết phục chủ đầu tư), không cần phải chiết tính rồi chứng minh đơn giá và ca máy hiện hành, vì tỉnh Tây Ninh không ban hành đơn giá NC, máy hàng tháng.
Em đang công tác ở gần biên giới Tây Ninh –Cam pu chia (đầu tháng em về thị xã sẽ đăng kí bản quyền và chuyển khoản)
Hi vọng a sẻ giúp em.
Em muốn học hỏi thêm (công ty em đang dùng phần mềm dự toán hitosoft)
Em ước làm 1 điều gì đó giống như anh, cảm kích anh rất nhiều.
Chào anh! em sẻ gọi cho anh (em nhận thấy nếu anh giảm giá cho các bạn sinh viên thì tốt lắm).
Tóm lại là em muốn sử dụng dự toán Excel bản quyền của anh, mà lập dự toán tại Tây Ninh, phải sử dụng đơn giá VT, NC, Máy tại Tây Ninh (vật tư dùng giá tháng sở XD_TC (ok), còn đơn giá Nhân công, Máy chưa có (muốn dùng cách tính đơn giá giống cách của anh (Phú Yên) nhưng theo vùng Tây Ninh).

* * *
Chào bạn Tuấn, tôi ở Hà Namđọc về phần mềm mà nhiều thông tin quá tiện đây cho hỏi luôn với:
- Bản Dự toán excel mới nhất năm 2013 bạn đã ra phiên bản nào chưa. Những tính năng, tiện ích mới bổ sung, khắc phục được lỗi của phiên bản trước chẳng hạn. Cập nhật định mức bổ sung mới nhất thế nào rồi.
- Dự toán phụ bản sửa chữa 2013 đang chạy thử mà chưa có Du toán Excel có bị giới hạn công việc không, tương tự cho các dự toán dịch vụ công ích khác thì thế nào, đã có phụ bản chưa vậy. Phụ bản thì có nhất thiết phải có bản chính mới chạy được không. Hay chúng hoạt động độc lập.
- Muốn update các bộ đơn giá của Tỉnh Hà Nam vào nó không tự link được như DBF của Acitt đúng o, mà mình phải nhập từng vật tư, nhập lương tối thiểu nhân công, nhập ca máy Hà Nam vào phần mềm của bạn là ra giá tỉnh mình à.
Quan điểm cá nhân là đóng góp chi phí để bạn tái sức lao động ra những bản dự toán tốt cho ngành XD. Cụ thể giá cả thế nào?
Bạn hãy giới thiệu hiện nay bạn đang có những gì về phần mềm này rồi. Up được những văn bản mới nhất nào về định mức dự toán rồi.
Down về máy bằng cách nào để cài.
Đọc nhiều trên mạng mông lung quá.
Trả lời thư bạn TuK34
Chào bạn TuK34!
Trước tiên mình cảm ơn bạn đã quan tâm. Đúng là những thông tin trên mạng mông lung vì đụng đâu mình update/trả lời đó, nên nó không theo từng chủ đề.
Mình xin cô đọng thế này:
- Bản Dự toán excel mới nhất năm 2013 bạn đã ra phiên bản nào chưa. Những tính năng, tiện ích mới bổ sung, khắc phục được lỗi của phiên bản trước chẳng hạn. Cập nhật định mức bổ sung mới nhất thế nào rồi.
- Bản dùng thử mình đưa lên trên diễn đàn dữ liệu chưa đầy đủ, chỉ để dùng thử các chức năng thôi. Bản chính thức đầy đủ dữ liệu, cả việc chỉnh sửa, bổ sung định mức theo các QĐ 1172/1173 của Bộ XD, ngoài ra thêm chức năng tổng hợp vật tư theo từng hạng mục. Nhưng do mỗi địa phương có cách tính khác nhau với lại mình không thể có đầy đủ đơn giá các tỉnh thành nên cũng hơi lười cập nhật đơn giá các tỉnh khác vào ph.mềm (vì đôi khi mình đưa vào rồi lại không đúng bộ đơn giá đang sử dụng hoặc cách tính địa phương đó khác thì mất công lắm). Mỗi khi nào có “đối tác” thực sự có nhu cầu thì mình sẽ trao đổi cụ thể, nếu OK thì tiến hành các bước tiếp theo..
- Dự toán phụ bản sửa chữa 2013 đang chạy thử mà chưa có Du toán Excel có bị giới hạn công việc không, tương tự cho các dự toán dịch vụ công ích khác thì thế nào, đã có phụ bản chưa vậy. Phụ bản thì có nhất thiết phải có bản chính mới chạy được không. Hay chúng hoạt động độc lập.
- Muốn update các bộ đơn giá của Tỉnh Hà Nam vào nó không tự link được như DBF của Acitt đúng không?.
Mà mình phải nhập từng vật tư, nhập lương tối thiểu nhân công, nhập ca máy Hà Nam vào phần mềm của bạn là ra giá tỉnh mình à.
Nếu nhập dữ liệu đầu vào mà kết quả đơn giá NC, máy cho ra không đúng từng con số so với đơn giá gốc hoặc giá thời điểm tỉnh bạn thì sẽ rắc rối khi cần chứng minh với chủ đầu tư. Vì vậy theo mình thế này:
- Đơn giá vật tư: Dùng giá tháng sở XD-TC bàn hành nhập thẳng vào sheet GTVT (ok chưa?).
- Đơn giá NC-máy: Nếu hàng tháng tỉnh Hà Nam của bạn có ban hành đơn giá hàng tháng thì nhập vào sheet GTVT như là nhập vật tư. Còn nếu tỉnh H.nam không ban hành giá tháng thì phải lấy theo đơn giá gốc (2006?) rồi nhân hệ số điều chỉnh thôi, chứ nếu tự chiết tính ra như trong file của mình thì sẽ rất khó thuyết minh và thuyết phục Chủ đầu tư.
Quan điểm cá nhân là đóng góp chi phí để bạn tái sức lao động ra những bản dự toán tốt cho ngành XD. Cụ thể giá cả thế nào?
Bạn hãy giới thiệu hiện nay bạn đang có những gì về phần mềm này rồi. Up được những văn bản mới nhất nào về định mức dự toán rồi.
Bản chính thức của mình sẽ có đầy đủ dữ liệu, cả việc chỉnh sửa, bổ sung định mức theo các QĐ 1172/1173 của Bộ XD (với phần XD, lắp đặt, còn các phụ bản khác như sửa chữa, cây xanh, chiếu sáng... thì định mức y như cũ, chỉ thay đơn giá tỉnh khác vào rồi chạy thôi)
Down về máy bằng cách nào để cài.
Mình sẽ gửi lại link cho bạn:
 + Bản sử dụng đơn giá tỉnh thành, Link tải: ...
 + Bản không sử dụng bộ đơn giá, Link tải: ...
Đọc nhiều trên mạng mông lung quá.
Do dự toán mình vừa làm vừa hoàn thiện vừa trả lời ý kiến bạn đọc nên bạn thấy nó mông lung, rút gọn lại là có 2 phiên bản chính cho phần XD, lắp đặt:
+ 1. Phiên bản không sử dụng bộ đơn giá: Tính trực tiếp từ định mức, sử dụng cho các địa phương có ban hành đơn giá NC, máy hàng tháng và có văn bản h/dẫn tính theo kiểu này.
+ 2. Phiên bản có sử dụng bộ đơn giá: Tính theo đơn giá gốc, nhân hệ số điều chỉnh, áp dụng cho các địa phương sử dụng bộ đơn giá gốc.
Còn các phụ bản khác như sửa chữa, cây xanh, chiếu sáng... thì thay đơn giá tỉnh khác vào rồi chạy.
Mình cũng muốn cộng tác với bạn để hoàn thiện PM, trước mắt nó có thể sử dụng tốt ở địa phương bạn, sau đó phổ biến rộng hơn trên tinh thần cùng có lợi (mà mục đích chính vẫn là người sử dụng).

| Giải trí cho vui |