Hỏi về định mức hao hụt vật tư 1329/BXD-VP ngày 19/12/2016

Hỏi: Bộ Xây dựng vừa ban hành định mức sử dụng vật liệu theo văn bản1329/BXD-VP ngày 19/12/2016 (gọi tắt là định mức vật tư 1329). Cho hỏi việc ban hành định mức này có ảnh hưởng gì đến việc lập dự toán trong xây dựng? phần mềm dự toán đã cập nhật chưa?

Thảo luận:
* Tóm tắt nội dung:
- Cách đây 10 năm, ngày 16/8/2007, Bộ XD ban hành định mức sử dụng vật liệu 1784/BXD-VP (là cơ sở cho định mức dự toán 1776/BXD-VP ban hành ngày 16/8/2007, hiện nay đang sử dụng).
- Ngày 19/12/2016, Bộ XD ban hành tiếp định mức vật tư 1329.
Một số trích dẫn trong phần Thuyết minh và HDSD của định mức 1329:
“… Định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng quy định về mức hao phí của từng loại vật liệu để cấu thành nên một đơn vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch ...)”  (chưa tính đến hao hụt trong quá trình thi công)
“Định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng được sử dụng, tham khảo làm cơ sở để lập định mức dự toán xây dựng công trình, lập kế hoạch và quản lý vật liệu xây dựng công trình”. (dùng để lập định mức dự toán).

* So sánh giữa định mức 1784 và 1329:
- Về cơ bản thì vẫn giống như nhau, ngoài ra có sự bổ sung một số định mức mới như cấp phối vữa dùng xi măng PCB40, hiện trong định mức dự toán chỉ dùng xi măng PC, và cập nhật định mức công tác xây cho một số gạch kích thước khác nhau mới xuất hiện trên thị trường.
- Dự đoán định mức sử dụng vật liệu 1329 sẽ là cơ sở ban đầu cho các bổ sung, sửa đổi tiếp theo của định mức dự toán 1776 hay bổ sung 1 định mức mới…
- Hai vấn đề cần phân biệt giữa định mức vật tư và định mức dự toán:
+ Thứ nhất, định mức vật tư (1784, 1329) chỉ mới qui định mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành  nên 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 bê tông, 1m3 tường xây…), ví dụ 1m3 vữa bê tông trong phòng thí nghiệm cần bao nhiêu xi măng, cát, đá… trong khi định mức dự toán (1776) đã tính cho hao hụt trong khâu vận chuyển, thi công, gồm:
++ Hao hụt cốt liệu (trong quá trình vận chuyển từ kho bãi đến thùng trộn, trạm trộn và quá trình trộn).
++ Hao hụt vữa (trong quá trình vận chuyển vữa từ thùng trộn, trạm trộn đến nơi đổ và quá trình đổ): Định mức 1776 nhân thêm hệ số hao hụt: Ví dụ bê tông móng: 1,025; bê tông nền 1,03; bê tông dầm, sàn, tường, cột: 1,025… Có nghĩa để đổ 1m3 bê tông móng theo bản vẽ cần tốn 1,025m3 vữa bê tông, trong khi định mức 1329 chưa tính đến khâu hao hụt này…
+ Thứ hai, định mức 1329 không qui định hao phí nhân công, máy trong tất cả các công tác, như công tác bê tông, xây, trát, ốp, lát, hay trong các công tác đào đất, vận chuyển đất.., định mức dự toán (1776) thì có cho từng loại công tác, cho từng độ cao.

Bảng sau đây so sánh định mức cấp phối vật liệu 1m3 vữa bê tông từ định mức 1784 và định mức 1776:
Số hiệu
STT
Loại cốt liệu
Đơn vị
Định mức vật tư 1784
Cộng hao hụt
Định mức lập dự toán 1776
01.0064 - Vữa bê tông mác 200 xi măng PCB 40 độ sụt 2-4cm đá 0,5x1

1
Xi măng PCB 40
kg
278
+ 1% =
281

2
Cát vàng
m3
0,483
+ 2% =
0,493

3
Đá 1x2
m3
0,857
+ 4% =
0,891

4
Nước
lít
185
-
185

- Xem thêm ý kiến tương tự của Vụ Kinh tế Xây dựng: TẠI ĐÂY
- Tham khảo thêm bài viết từ liên kết ngoài: TẠI ĐÂY
- Bộ Xây dựng trả lời:
* Kết luận:
- Định mức vật tư (1784, 1329) mới chỉ là cơ sở để lập / sửa đổi / bổ sung cho định mức dự toán (1776), định mức dự toán mới được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình.
- Định mức dự toán mới chưa ban hành; cũng chưa có cập nhật bổ sung gì cho định mức 1776 nên hiện giờ sẽ chưa thể cập nhật gì vào phần mềm dự toán được (Nguyễn Y Vân).

Định mức QLDA & TVĐTXD theo q/đ 79-BXD | Hỏi về MHĐG vận dụng |