Thảo luận về hình thức hợp đồng

TL1: AE cho tôi hỏi:
Tóm tắt:
Một dự án X, đã được phê duyệt  KHLCNT, trong đó có gói thầu Y (gói thầu xây lắp), nội dung cụ thể của gói thầu này gi trong KHLCNH như sau:
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước
- Hình thức hợp đồng: theo đơn giá điều chỉnh;
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: rộng rãi trong nước;
- Giá gói thầu: 22,5 tỷ đồng tính theo tổng mức đầu tư và Dự toán gói thầu được chủ đầu tư phê duyệt cuối cùng là 23,1tỷ đồng
- Chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và đã chọn được nhà thầu A trúng thầu với giá là 18,9 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu A với hình thức hợp đồng là theo đơn giá điều chỉnh. 
Tuy nhiên khi nhà thầu A đem hợp đồng ra Kho bạc nhà nước tạm ứng hợp đồng thì kho bạc nhà nước không đồng ý cho tam ứng vì lý do là giá hợp đồng < 20tỷ nên hình thức hợp đồng phải là trọn gói.
Hỏi:
- Cách xử lý của Kho bạc như vậy có đúng không?. Tôi rất cần các AE cho ý kiến để tôi đủ lý lẽ để phản biện lại kho bạc nhà nước.
TL2: Theo quy định tại Luật 43 thì các gói thầu dưới 20 tỷ đều phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên, mình nhớ có 1 câu thế này: Nếu áp dụng hình thức hợp đồng khác thì phải bảo đảm được hình thức này phù hợp hơn với hình thức hợp đồng trọn gói. Như vậy theo mình bạn phải giả trình vì sao bạn lại áp dụng hình thức hợp đồng đơn giá điều chỉnh? Như vậy thì sẽ không vướng mắc nữa.
TL3: Chào bạn! Tình huống của bạn rơi vào trường hợp như sau:
Trích Luật Đấu Thầu số 43/QH
        Điều 62. Loại hợp đồng
        1. Hợp đồng trọn gói:
        a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
        b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
        c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
        d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;
        đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.
Và theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về các gói thầu quy mô nhỏ:
Điều 63. Hạn mức của gói thầuquy mô nhỏ
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụphi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.
*Tạm kết luận: Đối với HĐ dưới 20 tỷ (XL) thì hình thức hợp đồng là trọn gói.
* Tuy nhiên: Xét trên phương diện trình tự thực hiện thì gói thầu này có giá trị trên 20 tỷ trên cơ sở Giá gói thầu trong tổng mức đầu tư, CĐT áp dụng hình thức theo đơn giá là phù hợp với quy định. Sau khi có kết quả đấu thầu thì việc ký hợp đồng phải phù hợp với phê duyệt ban đầu, tức HĐ dưới 20 tỷ nhưng vẫn phải áp dụng Hình thức hợp đồng theo phê duyệt đầu.
* Theo tôi: 
+Cách 1: Hướng giải quyết trường hợp này bằng các giải trình với Kho bạc: Giá trị HĐ 18,9 tỷ x Dự phòng phát sinh 10% = 20,79 tỷ > 20 tỷ => Áp dụng hình thức Hợp đồng theo đơn giá (Đơn giá điều chỉnh).
+Cách 2: Thương thảo lại với Nhà thầu cho hình thức Hợp đồng trọn gói. Nhưng nếu NT ko đồng ý trọn gói thì lại khá lằng nhằng.
TL4: Bạn lý luận với kho bạc như sau:
- Kho Bạc lý luận gói thầu < 20 tỷ nên áp dụng trọn gói là họ không sai (đừng nói họ sai - họ xấu hổ rồi cương lên, bảo thủ khó mà thuyết phục)
Tuy nhiên trường hợp của tôi (trường hợp bạn nêu) không thuộc trường hợp mà Kho bạc nói.
Cụ thể:
1. Trước khi tổ chức chọn thầu, gói thầu và loại hợp đồng đã được Người QĐ đầu tư phê duyệt trong KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU (KHĐT). Chính vì trong KHĐT giá gói thầu > 20 tỷ nên Người QĐ đầu tư chọn hình thức hợp đồng theo đơn giá là đúng luật.
2. Sau khi có KHĐT được duyệt, CĐT thực hiện tổ chức chọn thầu theo đúng KHĐT được duyệt (tất nhiên bao gồm cả hình thức hợp đồng của gói thầu). Hình thức hợp đồng cũng đã nêu rõ trong Hồ sơ mời thầu.
3. Chính vì vậy, việc két quả đấu thầu < 20 tỷ là việc không liên quan đến hình thức gói thầu đã được xác định tại KHĐT.
TÓM LẠI:
-Kho Bạc nói không sai về việc gói thầu < 20 tỷ phải TRỌN GÓI.
Nhưng họ bị nhầm lẫn: đó là giá gói thầu ghi trong KHĐT chứ k phải sau khi đấu thầu xong mới xác định loại hợp đồng.
Loại hợp đồng phải được xác định trước khi tổ chức chọn thầu, ghi trong KHĐT và được Cấp có thẩm quyền phê duyệt, dựa trên giá gói thầu ghi trong KHĐT ( > 20 tỷ).
Kho Bạc nghiệp vụ không đọc kỹ các quy định pháp luật, đọc sơ sài nên bắt bẻ tầm bậy tầm bạ.
TL5: Trước tiên là cám ơn các AE trên diễn đàn đã trao đổi về tình huống của tôi, quan điểm của tôi y như quan điểm của anh Fube. Tôi đã lập thành sơ đồ để diễn giải. Tuy nhiên, nhân viên kho bạc đã nhận ra vấn đề nhưng đồng chí trưởng phòng thanh toán vẫn cố tình không chịu hiểu (kho bạc ở đây là thế) và vì là thời gian không còn nhiều 31/12 nếu không thanh toán sẽ bị cắt vốn nên Ban chúng tôi phải đề nghị chủ đầu tư phê duyệt lại kết quả lựa chọn nhà thầu và điều chỉnh lại loại hợp đồng là trọn gói mặc dù như vậy chưa đúng luật (không đủ thẩm quyền thay đổi phải do người quyết định đầu tư) và có gải trình về tại sao lại đề nghị áp dụng loại hợp đồng trọn gói. 
Qua đây tôi thấy rằng, anh em chúng ta khi đi làm với cơ quan nhà nước quá bị ức chế, luật quy định rõ ràng như vậy mà họ cố tình không hiểu, gây khó dễ và luôn có câu trả lời: ở đây thế, không thanh toán thì thôi.
TL6: Kho bạc chỉ có trách nhiệm kiểm soát thanh toán, sao lại kiêm luôn thanh tra nữa nhỉ??

TL7: Đồng thời trong văn bản nêu rõ quy định luật pháp mà CĐT đã căn cứ làm đúng pháp luật. Và yêu cầu Kho Bạc trả lời bằng văn bản. Còn nếu không kiện mà vẫn làm thì CÁCH TỐT NHẤT VÀ TINH TẾ HƠN: Viết văn bản yêu cầu kho bạc trả lời căn cứ vào đâu mà yêu cầu vậy. Đảm bảo lúc đó Người Kho Bạc kia sẽ nhụt chí và sau này không dám nhũng nhiễu kiểu VÔ TỘI VẠ, ÉP THẾ, VÒI TIỀN LÀ CHÍNH. Mà trách nhiệm kho bạc cũng không có quyền đi xem xét loại hợp đồng như vậy.