[Giải trí & trao đổi kinh nghiệm]
Chuyện xảy ra ở Hà Nội năm 2014,
do anh em trao đổi trên 1 diễn đàn xây dựng….
Mình có vấn đề này xin mọi người chỉ giáo giúp cho. Số là hiện
nay thanh tra Sở đang thanh tra 1 công trình bên mình (Bên mình đơn vị thi
công, công trình đã thi công xong, đã bàn giao và quyết toán). Một trong
những vấn đề mà thanh tra đưa ra là: Họ lấy định mức nhân công theo các mã
hiệu trong dự toán được duyệt nhân với khối lượng để tính ra toàn bộ số lượng
công cần dùng cho công trình, so sánh với số nhân công cộng lại trong nhật ký
thi công. Phần chênh lệch họ cắt đi.
Các bạn tư vấn giúp mình: Họ làm thế có cơ sở ko, mình có thể bảo
vệ theo cách nào?
|
Tôi cũng không
rõ lắm tại sao trong nhật ký công trình bạn lại ghi số lượng nhân công vào
trong đấy nhỉ? Ghi vào đó chỉ thêm việc cho các bác Thanh tra ngồi cộng đi
cộng lại rồi đòi trừ tiền của bạn như bạn nói đấy.
Theo tôi, việc
thanh tra làm như thế chưa đúng theo quy định
1. Đối với công
trình đấu thầu thì nhà thầu căn cứ khối lượng chủ đầu tư mời để thực hiện bỏ
thầu để làm sao cho giá thấp nhất, nhằm mang lại ưu thế về giá để đạt được tỷ
lệ thắng thầu cao. Như thế, lúc đã thực hiện quyết toán thì phải căn cứ vào
chiết tính lúc dự thầu và chiết tính trong hợp đồng để thực hiện. Lúc này
không quan tâm đến dự toán nữa, vì khi xác định giá gói thầu từ dự toán đã có
ông thẩm định chịu trách nhiệm về khoản này.
2. Tính nhân
công theo dự toán và so sách với nhật ký để trừ của nhà thầu là không đúng?
Thanh tra chỉ có thể xác định khối lượng nghiệm thu so với Bản vẽ hoàn công
nếu có chênh lệch thì thực hiện giảm trừ. Đối với số lượng nhân công theo dự
toán nhà thầu thực hiện quản lý tốt sẽ giảm được nhiều công thì hoàn toàn hợp
lý.
Tôi đưa ra ví
dụ thế này: Công tác bả matit khối lượng A thì theo định mức nhà nước ban
hành hao phí 3 công, khi dự thầu nhà thầu bỏ hao phí 2 công; Thế ông Thanh
tra vào đè chỗ này giảm trừ thì đúng thế nào nhỉ?
Đôi điều trao
đổi cùng bạn.
|
Các công trình bên mình làm thì hầu hết CĐT, TVGS đều yêu
cầu ghi đầy đủ lực lượng thi công trên công trường vào nhật ký theo
từng ngày (máy móc dùng máy gì, nhân công bao nhiêu người,...). Cho
dù họ ko căn cứ vào dự toán mà căn cứ vào dự thầu thì mình vẫn
bị cắt, bởi dự thầu của mình cũng ko chênh lệch so với dự toán
nhiều lắm. Chẳng hạn mình bỏ thầu là 2 công nhưng trong nhật ký
lại chỉ có 1 công. Thường khi các bác ở công trường viết nhật ký
thì cũng ghi số lượng nhân công thực tế trên hiện trường, chứ mấy
ai lại ngồi bóc KL theo dự thầu ra để viết vào đâu?!
Cái khó là ở chỗ, muốn bảo vệ trước thanh tra thì phải
đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng: khoản nào, điều nào, văn bản
nào,.... Chứ chỉ nói theo ý hiểu và theo lý lẽ thông thường thì
ít khi họ chấp nhận. Khổ thế. Mong các bạn tư vấn thêm.
|
Buồn nhỉ, bạn
thử bảo với thanh tra là 1 công nhân của bạn sức vóc hơn người, 1 ngày họ làm
bằng 5 người bình thường nên số công quy đổi ra điều kiện bình thường phải
lấy số người trong nhật ký nhân 5 lên.
Số công trong
định mức mang tính quy ước để xác định định mức kinh tế - kỹ thuật chứ không
nhất thiết thực tiễn phải y xì như thế.
Thanh tra mà
cắt giảm cũng phải dựa vào khoản nào, điều nào chứ nhỉ, căn cứ vào số lượng
nhân công tại nhật ký để chiết tính lại đơn giá đã dự thầu là không có cơ sở
pháp lý bạn nhé.
|
Có thật là
Thanh tra làm thế không?
Nếu cộng tất cả
số ngày công trong nhật ký nhân với đơn giá công rồi nhân cho hệ số lớn hơn
giá trị dự toán được duyệt thì sao? Lúc đó có tính pháp sinh không?
Công trình Bạn
nói, có phải đang theo hình thức "tự thực hiện không" ?
Bởi chỉ có hình
thức này, mới lập bảng chấm công theo ngày thôi, để làm cơ sở thanh quyết
toán!
|
Sao chỉ cắt
nhân công thôi vậy? Nếu thanh tra rãnh rỗi thì kêu thanh tra tính lại luôn
định mức vật tư đưa vào công trường và định mức ca máy thực tế thi công, các
định mức chi phí khác, định mức chi phí chung... luôn cho rồi. Nếu bạn không
tìm ra cơ sở để phản biện thì nên kêu thanh tra đưa ra cơ sở cho việc làm của
họ.
|
Suy cho cùng,
bạn đề nghị thanh tra đưa ra cơ sở lý giải cắt giảm kinh phí của bạn để mọi
người cùng thảo luận và mở rộng vấn đề. Trước nay tôi chỉ thấy họ cắt giảm
khối lượng theo hoàn công chứ còn việc cắt giảm nhân công theo nhật ký công
trình thì lạ lẫm quá.
|
Thực sự là rất
lạ, bạn hỏi lại Thanh tra xem họ cắt giảm nhân công thế dựa trên văn bản nào?
Nhật ký là để ghi tình hình công việc diễn ra trên công trường, chứ có cơ sở
nào ngồi cộng nhân công rồi trừ chọt như bạn nói thì lạ lắm.
|
Mình cũng chưa gặp trực tiếp, mới chỉ trao đổi qua điện thoại nên
chưa hỏi kỹ được, mới chỉ ghi nhận và tìm phương án bảo vệ thôi. Nhưng nếu để
tranh luận sòng phẳng thì có lẽ họ đuối lý hơn mình. Khổ nỗi họ lại là thanh
tra. Nhiều khi quan điểm của họ là cứ chỗ nào lệch là cắt.
|
Công trình đấu thầu mà họ cắt giảm vì lý do
bạn nêu là không đúng luật. Một ví dụ dí dỏm bác keepranXD đề cập tới cũng khá
sát với thực tế đấy: “Bạn thử bảo với thanh tra là 1 công nhân của bạn sức vóc
hơn người, 1 ngày họ làm bằng 5 người bình thường nên số công quy đổi ra điều
kiện bình thường phải lấy số người trong nhật ký nhân 5 lên”.
|
Theo mình nghĩ
thì thanh tra cũng là kỹ sư XD và cũng là dân xây dựng như chúng ta, vì vậy
phải thống nhất là bảo vệ kết quả và phải thẳng thắn trong làm việc, tránh
tình trạng sợ và nể nả các anh thanh tra.
Tiếp đến thì
việc xác định nhân công theo nhật ký thi công là không có quy định và cơ sở.
Trường hợp nếu công trường bạn có 100 nhân công bạn chỉ ghi 99 thì khối lượng
được tính cho 99 công là không phù hợp. Hoặc ngược lại nếu có 100 nhân công
mà bạn ghi 200 nhân công thì tính 200 công cũng không phù hợp, vì BQL và TVGS
không có thời gian để đi đếm nhân công, số lượng nhân công chỉ là vấn đề theo
dõi, mang tính hình thức không quy định chặt chẽ.
Nếu như công
trình bạn có công tác bốc dỡ cốt pha tại bãi tập kết để chở đến công trường,
tốn mất 200 nhân công/ ngày tại bãi tập kết. Tuy nhiên lượng nhân công này
không được ghi vào nhật ký thi công vì ko có mặt tại công trường. Vậy làm như
thanh tra thì 200 công này ai thanh toán???
Còn nhiều việc
như tháo dỡ cốp pha, xếp đặt tại kho ngoài công trường..., gia công thép tại
nhà máy hoặc bãi gia công ngoài công trường...
|
Nhà thầu tổ
chức và quản lý thi công tốt, công nhân có tay nghề, ý thức và kỷ luật lao
động tốt như vậy mới có lãi; Miễn sao hoàn thành 1 sản phẩm được nghiệm thu
đảm bảo chất lượng… việc thanh tra cắt giảm định mức nhân công là hoàn toàn
sai.
|
Cái này bạn đề
nghị thanh tra cho xem quy định nào cho phép xác định nhân công thi công từ
nhật ký thi công.
Chắc chắn chả
có cái quy định nào cho phép thế cả bởi nếu thế thì nhật ký phải ghi chi tiết
và đầy đủ. Mà vấn đề chi tiết đầy đủ của vật liệu, nhân công máy đã có các
biên bản xác định khối lượng, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế được duyệt,
định mức nhà nước lo rồi. Trong khi không có quy định nhật ký phải ghi rõ số
nhân công thi công hằng ngày. Bên đơn vị mình cũng từng bị bên thuế cộng ở
nhật ký rồi đòi cắt nhưng mình kiên quyết không đồng ý vấn đề đó.
Trích dẫn 1
phần về nhật ký thi công theo NĐ 209 + hướng dẫn của sở XD 1 tỉnh về công tác
lập nhật ký thi công:
" Nhật ký
thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng
mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây
dựng; trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình . Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình
được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Nhà thầu thi
công xây dựng công trình ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP (Hiện tại NĐ
15_2013_NĐ _ CP) có các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham
gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến
tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi
tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình
trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ
thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn
giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản
lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.”
|
Mấy tay nhân
công đó năng suất lao động gấp 100 lần định mức nhưng giá thuê chỉ gấp 99 lần
nhân công thường thôi nên bên công ty em mới tuyển. Vì vậy nếu muốn tính theo
thực tế em mời các bác X 99 lần cho em.
|
Mình cũng đã
gặp trường hợp như bạn rồi, họ cũng tách nhân công từ nhật ký và so sánh với
dự toán trúng thầu để giảm trừ (các công trình về sau mình đều nói với chủ
đầu tư và tư vấn giám sát chỉ ghi nhân công đầy đủ, không nên ghi chi tiết).
Sau đo mình phải giải thích như sau:
- Số công tính
trong đơn giá là tính trên bậc thợ trung bình, như vậy nếu nhân công của tôi
có bậc thợ cao hơn thì đương nhiên số công sẽ thấp hơn (điều này đương nhiên
đúng vì bậc thợ tay nghề cao đương nhiên làm nhanh hơn).
- Số lượng
người ghi trong nhật ký là số không thể xác định chính xác vì trong một ngày
lượng nhân công trên công trường luôn biến đổi, số lượng người chúng tôi ghi
trong nhật ký là số liệu thống kê cuối ngày làm việc.
- Một công tác
thi công bao gồm cả của nó là công tác để chuẩn bị thi công, có rất nhiều
công tác phục vụ thi công chúng tôi thực hiện tại nơi khác mà không ghi trong
nhật ký.
- Trong quá
trình thi công chúng tôi còn tổ chức thi công tăng ca, tăng giờ, việc này làm
giảm số người thực trên công trường xuống.
- .........
- bla bla
bla..., em biêt các anh làm vất vả, chúng em có chút quà gửi các anh, nếu có
gì các anh bỏ qua cho ạ!... vâng cảm ơn anh ạ!
|