NHỮNG TRÒ "MA MỊ" TRONG THỂ THAO, GIẢI TRÍ

[ Chuyên mục: Giải trí ]

1. Bạch tuộc dự đoán đá banh World cup


Luôn yêu thích bên phải

Bạch tuộc Paul đã đoán "trúng phóc" 6 trận banh World cup 2010, nhưng có thật là nó biết trước được tương lai ?

Sự thật là bạch tuộc luôn yêu thích những chiếc hộp ở bên phải. Trong số 6 lần "phán", Paul chỉ duy nhất 1 lần mở nắp chiếc hộp ở bên trái. Đó là trận đấu giữa Anh và Đức tại vòng 1/8. 5 trận đấu còn lại, những chiếc hộp yêu thích của Paul lại luôn nằm ở bên phải.

Trong buổi tường thuật trực tiếp lễ "đăng đàn" của Paul, các nhân viên (không hiểu vô tình hay cố ý) đã luôn để chiếc hộp có quốc kì của đội được dự đoán trước sẽ thắng ở bên phải, hộp kia ở bên trái. Ngay khi hai chiếc hộp được thả xuống, "thánh" đã ngay lập tức lao thẳng đến chiếc hộp bên phải mà không một chút để ý chiếc hộp bên trái có quốc kì của nước nào.

Nghi ngờ ở đây: Có thể bên phải là hướng yêu thích của Paul

=> Kết luận: Vấn đề là người ta sẽ đặt bên phải cái hộp dán quốc kỳ nước nào mà họ dự đoán sẽ thắng chứ ko phải là con bạch tuộc

Chẳng có yếu tố thần bí hay xác xuất thống kê trong toán học gì ở đây cả, chỉ là một mẹo mà người tổ chức đã dự đoán trước đội thắng, sau đó bỏ cái hộp có quốc kỳ của đội dự đoán sẽ thắng ở bên phải, để rồi theo một thói quen vô thức, con bạch tuộc sẽ đi đến cái hôp bên phải đó. Khi may mắn xảy ra, mọi người sẽ lầm tưởng là nó có tài dự đoán.

Vì thực chất một con vật nó sao hiểu đá banh là gì mà dự đoán, hơn nữa nó cũng đâu biết quốc kỳ là của đội nào, đem thay 2 quốc kỳ bằng 2 miếng vải bất kỳ, thậm chí bỏ hẳn quốc kỳ, thì nó cũng thì nó cũng vẫn bò sang phải thôi.

Vậy nhưng nhiều người không hiểu được nguyên nhân nên rất ca ngợi con vậy này: "Bạch tuộc  Paul rất thông minh. Trí thông minh của chúng có thể sánh ngang với những chú chó nhạy bén nhất…"

Hết bạch tuộc, người ta còn nghĩ ra đủ trò như mèo, lạc đà, lơn… với nhiều mụch đích khác nhau.

2. Mèo tiên tri dự đoán sai bét kết quả Euro 2020

Đúng 10 – sai 13 trận

Tương tự bạch tuộc, con mèo gì đó dự đoán kết quả Euro 2020 cho kết quả sai bét: đa số mèo đi sang bên phải theo thói quen mà không cần biết bên kia (hoặc ở giữa) là gì:


* * *

3. Chó làm toán

Trò sau đây cũng là 1 trò tương tự: Hồi nhỏ chắc mọi người cũng có thể đã đi xem xiếc thú, khi lái xe, chó làm toán…. Trong đó trò “chó làm toán” gây thích thú cho nhiều người, nhất là các bạn nhỏ,

- Khi người biểu diễn (cũng là người “thầy” của chó) hỏi con chó 1 bài tính cộng: 2+3 = mấy ? con chó sủa "gâu", "gâu"… 5 tiếng. Nó được ngay 1 cục xương hay cục gì đó là phần thưởng !

- Tiếp theo, người biểu diễn hỏi con chó bài tính trừ: 6-3 = mấy ? con chó sủa 3 tiếng.

- Tiếp theo, người biểu diễn hỏi con chó bài tính nhân: 2*3 = mấy ? con chó sủa 6 tiếng.

Mọi người ko hiểu sao con vật lại biết làm toán.

Sự thật là gì? Con chó đã được huấn luyện để sủa theo một trong các cách:

1. Sủa 3 lần theo các thứ tự: chuỗi 5, 3, 6 (ví dụ thế), ngày nào nó cũng lập đi lặp lại như vậy đến thuộc lòng theo thứ tự đó. Khi biểu diễn chỉ việc mớm câu hỏi để trùng đáp án là được.

Ví dụ: lượt đầu sẽ là 5 tiếng sủa thì câu hỏi có thể là: 2+3 = ? hay 4+1 = ?

Lượt 2 sẽ là 6 tiếng sủa thì câu hỏi sẽ là: 6*1 = ? Hay 3*2 = ?  Hoặc 3*4-6 =  ?

Một thử nghiệm đã chứng minh: Nếu đặt câu hỏi 1+1 = ? Nó vẫn cứ sủa 5 tiếng.

2. Sủa theo tín hiệu bí mật, tín hiệu có thể bằng âm thanh (đủ to để con chó nghe trên sân khấu, nhưng đủ nhỏ để khán giả bên dưới không nghe), hay một cử chỉ, ám hiệu nào đó mà con chó đã được huấn luyện từ trước). Trường hợp này có thể đặt câu hỏi tùy ý, người biểu diễn khi đó chỉ việc ra tín hiệu để chó sủa theo cho đúng. Khi đã sủa đủ thì tắt tín hiệu để nó không sủa nữa.

=> Vấn đề là con người chứ không phải là con chó.

* * *

Nói chung là trong xã hội từ trước giờ người ta luôn nghĩ ra đủ trò để thu hút sự theo dõi của đám đông vì mục đích giải trí hay tư lợi gì đó, nếu mọi người không nhận ra được cái gì ẩn sau những hiện tượng đó thì sẽ dễ cho đó là những câu chuyện huyền bí, ma mị, và đôi khi mất tiền vì những niềm tin vô căn cứ ấy.

(TuanAnh – t.h.& s.t)

Không có nhận xét nào: