Phong cảnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, thiên nhiên đa dạng với núi, sông, hồ, đầm, vịnh... đến đây bạn có thể thăm một số địa danh, thắng cảnh tiêu biểu như: TP Tuy Hòa, Núi Nhạn, Nhà thờ Tuy Hoà, Đồi Thơm (Sao Việt), Đầm Ô Loan, Nhà thờ Mằng Lăng, Gành Đá dĩa...
  


Bài này giới thiệu một số địa danh, thắng cảnh tiêu biểu Phú Yên.

1. Tuy Hòa - thành phố bên bờ biển xanh
TP Tuy Hòa là một thành phố biển thuộc tỉnh Phú Yên ở vùng Nam Trung Bộ, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km, cách TP Nha Trang – Khánh Hòa khoảng 120km theo hướng Bắc và Qui Nhơn - Bình Định khoảng 100km theo hướng Nam đường QL1, có bờ biển dài thoáng mát bên hàng thùy dương sóng vỗ, có dòng Sông Ba (Sông Đà) thơ mộng uốn mình bên thành phố chảy ra biển Đông...
TP Tuy Hòa vừa là điểm nghỉ chân trên tuyến hành trình Bắc - Nam, cũng vừa là điểm nghỉ dưỡng, vì nó nằm sát ngay trên bờ biển dài và thoáng mát.
Đặc sản: Cá ngừ Đại Dương.
TP Tuy Hòa nhìn từ trên núi Nhạn hướng ra biển
TP Tuy Hòa nhìn từ trên khách sạn 5 sao CenDeluxe
Cầu đường bộ Hùng Vương băng qua sông Đà Rằng
TP Tuy Hòa về đêm
2. Núi nhạn - ngọn núi giữa đồng bằng
Núi nhạn là một hòn núi nằm ngay giữa đồng bằng, ngay trung tâm TP Tuy Hòa, tỉnh Phú yên.
Trên đỉnh núi Nhạn có tháp Chăm cổ kính được gọi là tháp Nhạn, tháp Nhạn được người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, tháp có cấu trúc khối hình chóp vuông vững chắc cao 25m, gồm tất cả 4 tầng thu nhỏ dần khi lên cao.
Mang đặc trưng của kiến trúc Chăm cổ, tháp Nhạn là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đặt chân đến Phú Yên. Vì nằm trên đỉnh một ngọn núi nhỏ ngay giữa trung tâm thành phố Tuy Hòa, ngọn tháp cổ kính này càng thêm thơ mộng.
Tháp Nhạn ở Phú Yên gần giống như tháp Bà ở Nha Trang.
Tháp được thiết kế và xây dựng hài hòa, thanh thoát. Càng lên cao, tháp càng nhỏ dần, trông rất vững chãi và chắc chắn mặc dù ta không nhìn thấy lớp hồ, keo kết dính giữa các viên gạch.






Tên tháp Nhạn lấy từ tên ngọn núi xây dựng tháp, ngọn núi cao khoảng 60 mét xưa kia có rất nhiều chim nhạn sinh sống.
Từ đỉnh núi Nhạn, bạn có thể thấy toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, phía kia là núi Chóp Chài, xa hơn nữa là ngọn núi Đá Bia, phố xá trải dài dọc theo bờ biển.
Dưới chân núi là dòng sông Đà thơ mộng chảy ngang, đoạn qua thành phố mặt rộng sông có hơn ngàn mét, người ta đã xây cầu đường bộ và đường sắt nối liền hai bờ, từ đó, cầu Đà Rằng trở thành cầu vượt sông dài nhất miền Trung.
Cả ngày lẫn đêm đều có người lên tháp Nhạn, từ trên tháp vừa có thể ngắm bình minh từ biển và hoàng hôn từ núi, ban đêm, tháp Nhạn lung linh huyền ảo, đứng cách xa vài cây số, người ta vẫn nhìn thấy rõ ngọn tháp, ánh đèn sáng rực dọc hai bờ sông, chiếu sáng trên những chiếc cầu dài ngoằng, chiếu sáng trên những con phố, mái nhà… tạo nên phong cảnh hữu tình.
Khi vừa đặt chân đến miền Trung, nhìn từ xa tưởng tháp Nhạn là pháo đài, quân đội Pháp đã nã súng vào ngọn tháp, gây hư hại một phần thân tháp.
Trải qua năm tháng và chiến tranh ngọn tháp đã xuống cấp phần nào. Sau này, khi phát triển du lịch, người ta đã trùng tu lại theo kiến trúc nguyên bản.
Một vài điểm đặc trưng của tháp Nhạn (cũng như tất cả các ngôi tháp Champa khác):
- Được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch.
- Gạch có màu đỏ sẫm, được nung trước với độ bền cao, dường như không bị xâm thực bởi thời tiết và thời gian, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
- Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp được tính toán cân đối, như tỷ lệ vàng trong kiến trúc cổ Hy Lạp.
- Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
- Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, lặp lại, đồng dạng và đối xứng.
- Tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đối xứng với cửa chính.
- Trong tháp có thờ thần Siva, được làm bằng đá.
- Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống.
Khỉ xuất hiện trên núi Nhạn
Hiện nay có hiện tượng Khỉ xuất hiện trên núi Nhạn, chúng rất "manh động", chẳng kể ngày đêm, ngang nhiên đột nhập vào nhà dân gần đó để cướp phá đồ ăn thức uống, thậm chí còn lao thẳng vào quán café dưới chân núi cướp cả café của khách để uống, có khi chúng còn lao vào bàn nhậu cướp nguyên dĩa mồi của mấy bợm nhậu khi đang mải miết zô-zô… đó là câu chuyện có thật không hư cấu, vì vậy phụ nữ, trẻ em không nên lên núi một mình, nhất là vào buổi tối.
3. Nhà thờ Tuy Hoà:
Nhà thờ Tuy Hoà là một công trình tôn giáo có kiến trúc khá đẹp mắt, nằm tại 144 - đường Lê Trung Kiên, thành phố Tuy Hòa, là nơi để các con chiên làm lễ thờ phụng và dâng lòng thành lên đức Chúa trời.
Vị trí gần Núi Nhạn, cách khoảng 500m về phía Bắc theo đường Lê Trung Kiên, nếu bạn đã ghé Tháp Nhạn thì cũng không nên bỏ qua địa điểm này, một nơi yên bình nằm giữa lòng thành phố.
Được xây dựng năm 1960, với diện tích khoảng 1.000m2, tháp chuông cao 47m sừng sững, chọc thẳng lên trời, mang dáng dấp như các công trình kiến trúc nhà thờ Pháp, tính cân đối, nhịp điệu và biến thiên tạo nên sự hấp dân của tòa nhà này.


Nhà thờ Tuy Hòa yên bình giữa lòng thành phố

4. Đồi Thơm (Sao Việt)

Nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 10km về phía Bắc, ngay sát QL1A, tọa lạc trên một quả đồi nhiều cây xanh bóng mát, lộng gió, có tầm nhìn ra biển Đông, khu này được xây dựng, cải tạo từ một ngọn đồi hoang vu, khô cằn vốn có nhiều cây thơm (dứa) dại nên ngọn đồi này có tên đồi Thơm, hoàn thành cơ bản vào năm 2008.
Bên trong khu đồi Thơm nhiều biệt thự có truyền hình cáp; mini bar; internet... có hồ bơi riêng, đặc biệt có các hồ tắm ngoài trời, khung cảnh hòa với thiên nhiên, đường xá uốn lượn theo địa hình và cây cỏ được chỉnh chu khá đẹp.
Thích hợp cho tham quan, nghỉ dưỡng hay trăng mật, đến đây bạn có thể bách bộ, hoặc đi xe điện dịch vụ dạo quanh ngọn đồi, tham quan khung cảnh, cây cối, chim thú hoang dã, và đặc biệt là cảm giác đứng trên đỉnh đồi lộng gió ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên từ trên cao.
Tâm hồn bạn sẽ được thư thả, sảng khoái khi tận hưởng một khung cảnh lãn mạn, bầu không khí trong lành, yên tĩnh, làn gió biển nhè nhẹ phả vào từng gốc cây, bụi cỏ...
Khu đồi Thơm nhìn từ phía QL1A


Một chỗ bên trong đồi Thơm
5.  Đầm Ô Loan:
Đầm Ô Loan là mt danh lam tiêu biu ca tnh Phú Yên, cũng là mt thng cnh cp quc gia, nm v phía Đông ven quc l 1A, dưới chân đèo Quán Cau, thuộc phía Nam th trn Chí Thnh, huyn Tuy An, cách TP Tuy Hòa khoảng 25km về phía Bắc.
Đến đầm Ô Loan ngoài tham quan, cảm nhận vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên bạn còn có thể thưởng thức nhiều lọai đặc sản ngon nổi tiếng như: cá mú, sò huyết, gh...


Tuy vậy, hiện nay đầm Ô Loan đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi việc đắp đập khoanh vùng để nuôi thủy sản.
Bình Minh trên đầm Ô Loan
6. Nhà thờ Mằng Lăng
Nhà thờ Mằng Lăng, một công trình kiến trúc cổ xưa ở Tuy An, Phú Yên.

Thấp thoáng dưới tán hoa phượng đỏ, một công trình kiến trúc đứng lặng im từ bao lâu nay, nó được thiết kế theo phong cách Pháp, với những hình khối logic, cân xứng và chắn chắn; những đường nét đầy tính mỹ thuật, trong một không gian tĩnh lặng cùng những rêu phong xưa cũ càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của nó.

Nhà thờ Mằng Lăng thuộc  tại xã An Thạch, huyện Tuy An, cách TP.Tuy Hòa khoảng 35 km về phía Bắc, được người Pháp xây dựng năm 1892, trong khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2, rợp bóng cây xanh, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam.

Người dân địa phương cho biết, nhà thờ có tên là Mằng Lăng vì xưa kia, ở đây có rất nhiều cây tên gọi là mằng lăng, cây có tán rộng, hoa kết thành từng chùm màu tím rất đẹp. Nhà thờ được đặt theo tên của loại cây này. 

Đến thăm nhà thờ Mằng Lăng cổ kính, chứng kiến cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, sẽ mang lại nhiều điều thú vị và ý nghĩa trên hành trình khám phá.


Đường vào nhà thờ

Nhà thờ Mằng Lăng yên bình trong trưa vắng...
7. Ghềnh Đá đĩa:
Ghềnh Đá dĩa cũng thuộc địa phận huyện Tuy An - Phú Yên, từ TP Tuy Hòa bạn đi taxi dọc theo QL1A, hướng ra Bắc khoảng 40 phút (khoảng 40km) sẽ đến nơi.
Nằm giữa mênh mang sóng biển, ghềnh Đá dĩa là một tác phẩm thiên nhiên tạo rất kỳ lạ. Những khối đá khổng lồ như được gọt giũa tròn trịa rồi xếp lên nhau đều tăm tắp...


Ghềnh đá dĩa giữa mênh mang sóng biển
8. Vịnh Xuân Đài:
Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa đi dọc theo QL1A khoảng 50km theo hướng  Bắc, bạn sẽ gặp một vùng vịnh biển xanh ngắt, thơ mộng, nằm bên phía tay phải, sát QL1A và cũng sát bờ biển Đông, đó là Vịnh Xuân Đài.
Vịnh Xuân Đài được hình thành bởi một dãy núi chạy dài ra biển, bờ vịnh dài chạy qua nhiều vùng địa hình khác nhau, một thắng cảnh đẹp thuần khiết, ở đó núi, biển, mây trời như hòa quện với nhau.
9. Sông Cầu - thị xã rợp bóng dừa
Hỡi ai trên chiếc xe hơi
Dừng chân đôi phút dạo chơi Sông Cầu
Cảnh Sông Cầu dừa xanh rợp bóng
Chiều Thu về sông nước mênh mông
Những đêm gió mát trăng thanh
Thuyền chèo xuôi mái thâu canh đêm tàn.
[Tuấn Anh]
Sông Cầu là một thị xã ven biển thuộc tỉnh Phú Yên, nằm ngay sát QL1A, sát bờ biển và ở giữa 2 thành phố Quy Nhơn - Bình Định và Tuy Hòa - Phú Yên.
Thuận tiện giao thông, cách TP Tuy Hòa khoảng 60Km về phía Bắc, khoảng 1 giờ đi xe.
Là một vùng đất rợp bóng dừa xanh, yên bình, trù phú và nên thơ.  
Đi Sông Cầu, bạn có thể ghé thăm khu du lịch Bãi Bàu, Bãi Tràm Hideway Resort hay khu du lịch Nhất Tự Sơn...
Đặc điểm chung ở đây là cảnh sắc thiên nhiên, bóng dừa tươi mát và làn nước biển trong xanh, là những thứ bạn luôn có thể thấy và thưởng thức các món hải sản tươi ngon.
Bãi Tràm Hideway Resort
10. Đèn Hải đăng - Đại Lãnh:
Mũi Đại Lãnh còn có tên gi khác là mũi Đin, mũi Ny, thuc địa phn xã Hoà Tâm, huyn Đông Hòa, tnh Phú Yên, cách TP Tuy Hòa khoảng 30 km về phía Nam.
Mũi Đại Lãnh là mt nhánh núi đâm ra bin, do mt tướng người Pháp phát hin ra, trên mũi Đại Lãnh có ngn hi đăng ln được người Pháp xây năm 1890 để giúp cho tàu thuyn trong khu vc định vị và xác định phương hướng̣.

Đèn Hải Đăng Đại Lãnh
11. Núi Đá Bia:
Trên đường thiên lý Bắc - Nam qua vùng đất này, bạn sẽ gặp một thắng cảnh là đoạn đèo Cả trải dài từ dãy Trường Sơn đến biển Đông. Từ đèo Cả nhìn lên đỉnh núi phía bắc, sừng sững một tảng đá to trông như mũi giáo xuyên thẳng lên trời. Vì tảng đá này mà núi có tên là Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia.
* Một số thắng cảnh khác:

Đập nước ven đường (Tuy An)...
Đập Hàn (Hòa Xuân) hoang sơ, dường như bị bỏ hoang từ lâu rồi...
* Phương tiện đi tới Tuy Hòa - Phú Yên:
Có nhiều cách:
- Đường sắt: Đi tàu lửa đến ga Tuy Hòa.
- Đường bộ: Đi xe khách đến bến xe nội tỉnh nằm trên QL1A.
* Bản đồ đường đi và vị trí các điểm tham quan tiêu biểu ở Phú Yên
* * *
Tuy Hòa, 07/2017, Ngô Tuấn Anh
Du lịch Buôn Ma Thuột - Kiến trúc cổ nổi tiếng của biệt điện Bảo Đại Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ ở Đà Lạt | Hình ảnh Phú Yên xưaĐã mắt với các công trình kiến trúc độc đáo của Pháp Giải trí cùng âm nhạc Thưởng thức đặc sản mối chúa ở Phú Yên |