Tính giá trị vật liệu cách nào đúng? Tính chênh lệch vật liệu có gì sai ?

 Tính giá trị vật liệu cách nào đúng? Tính chênh lệch vật liệu có gì sai ?

| Định mức xây dựng công trình bưu chính viễn thông (2020) | 

Chủ đề này Tuấn Anh đã có nhiều trao đổi, qua bài viết, qua điện thoại… nhưng thỉnh thoảng vẫn có các anh chị em điện thoại hỏi thăm, thắc mắc này kia xung quanh vấn đề này.

Vậy nên hôm nay tôi phân tích chi tiết về vấn đề này xem cách tính chênh lệch vật liệu có gì sai, vá sai là do đâu.

Cũng phải nói trước là chỉ phân tích để làm rõ vấn đề. Anh em vẫn có thể chọn lựa cho mình cách tính mà mình cho là phù hợp nhất.

Lấy ví dụ thực tế cho dễ hình dung: Cụ thể là mã hiệu đơn giá BA.13210 (Lắp đặt đèn ống đơn dài 0,6m), và chỉ xét phần giá trị vật liệu:

- Cách tính giá trị vật liệu trong bộ đơn giá:

Giá trị Vật liệu theo bộ đơn giá địa phương (hình trên) = 74.185 (VNđồng) là từ bảng giá vật tư và định mức vật tư (thông tư 10/2019):


Công thức tính như sau:

Giá trị vât liệu = VL chính + VL khác = VL chính + 2%*VL chính

= 72.730 + 2%*72.730 = 74.185

Trong đó 72.730 là giá vật liệu gốc (1 bộ bóng đèn) trong bộ đơn giá địa phương, 2% là định mức VL khác (như tắc kê, đinh vít, băng keo…) qui định trong định mức 10/2019.

Giả sử giá vật tư hiện tại (1 bộ bóng đèn) là 122.730đ (tăng 50.000đ so với giá gốc)

- Cách tính giá trị vật tư theo PP bù chênh lệch:

Giá trị vât liệu = VL gốc + Chênh lệch = 74.185 + (122.730-72.730) = 74.185 + 50.000 = 124.185 đ (VL1). Hãy ghi nhớ con số này.

- Cách tính giá trị vật tư trực tiếp:

Giá trị vât liệu = VL hiện tại + VL khác = VL chính + 2%*VL chính

= 122.730 + 2%*122.730 = 125.185 đ (VL2), và ghi nhớ con số này.

- So sánh chênh lệch:

So sánh 2 cách tính ta thấy lệch nhau 1.000đ. (= VL2 - VL1)

Cụ thể, cách tính chênh lệch giảm 1.000đ so với cách tính trực tiếp.

=> một trong hai cách tính đã sai ở đâu đó…

- Nguyên nhân ?

Nguyên nhân rất đơn giản là do cách tính chênh lệch không tính được chênh lệch Vật liệu khác, nó chỉ cộng thêm được 50.000đ chênh lệch VL chính, còn 2% của 50.000 chênh lệch (= 1.000) thì chưa.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể cho 1 công tác để chứng minh cách tính chênh lệch vật liệu là cách tính lòng vòng, phức tạp, và quan trọng hơn là cách tinh dó dẫn đến một kết quả sai về giá trị số học và sai về nguyên tắc lập dự toán là “tính đúng, tính đủ”, mà đây là tư duy đổi mới đã được nêu rõ trong Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trong dự toán có nhiều loại công tác, mỗi công tác có mức hao phí “% VL khác” là khác nhau => Về lý thuyết thì cách tính bù chênh lệch không sai, nhưng trên thực tế, như phân tích trên, để tính đúng theo cách này dường như là không thể.

Không phải là số tiền nhiều ít, mà là một cách tính lòng vòng, không chính xác nhưng nó vấn tồn tại ở đâu đó từ hàng chục năm nay, có nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân chính là do một số anh chị em làm theo thói quen từ trước mà không biết rằng mình đang áp dụng một cách tính không chính xác và tự làm khổ mình.

Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng không có khái niệm “chênh lệch vật liệu”:


* * *

30/3/2021. Tuân Anh

Không có nhận xét nào: