Các văn bản lĩnh vực XDCB mới – 2016

04/5/2016
* Liệt kê nội dung các văn bản:

TT

SỐ HIÊU,

NGÀY BAN HÀNH

nỘI DUNG

GHI CHÚ

1

Thông tư 05/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016

của Bộ Xây dựng.

Xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thay thế thông tư 01/2015/TT-BXD. Công bố lương đầu vào, PP xác định ĐG nhân công.

2

Thông tư 06/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016 

của Bộ Xây dựng.

Xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thay thế thông tư 04/2010/TT-BXD. Cơ cấu lại thành phần các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng và định mức tỷ lệ % các khoản mục chi phí khác.

3

Thông tư 07/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016 

của Bộ Xây dựng.

H/dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

4

Thông tư 08/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016 

của Bộ Xây dựng.

H/dẫn một số nội dung

hợp đồng tư vấn xây dựng

Nội dung hợp đồng tư vấn xây dựng

5

Thông tư 09/2016/TT-BXD, ngày 10/3/2016 

của Bộ Xây dựng.

H/dẫn một số nội dung

hợp đồng thi công xây dựng

Nội dung hợp đồng thi công xây dựng

6

Thông tư 08/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 

của Bộ Tài chính.

Qui định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công trình thuộc ngân sách

Quản lý, thanh toán vốn đầu tư

7

Thông tư 09/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 

của Bộ Tài chính.

Qui định về quyết toán vốn đầu tư công trình thuộc ngân sách

Quyết toán vốn đầu tư


* Trọn bộ văn bản gốc: Lên google gõ tên văn bản hoặc tải về tại đây.

I. THÔNG TƯ 05/2016/TT-BXD THAY THẾ TT 01/2015/TT-BXD VỀ XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH [Trích lược nội dung chính]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn xác định đơn giá nhân công để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá hợp đồng, chỉ số giá xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) áp dụng các quy định của Thông tư này.
2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định của Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công
1. Đơn giá nhân công xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
b) Phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng (đã bao gồm các yếu tố bù đắp lương do điều kiện sinh hoạt) trên thị trường lao động của từng địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
c) Phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của nhân công xây dựng.
d) Đáp ứng yêu cầu chi trả một số khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).
2. Đơn giá nhân công xây dựng được điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động có sự biến động.
Điều 4. Xác định đơn giá nhân công
Đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
– GNC: đơn giá nhân công tính cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng.
– LNC: mức lương cơ sở đầu vào theo tháng để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Mức lương cơ sở đầu vào công bố tại Bảng số 1 Phụ lục số 1 của Thông tư này để tham khảo.
– HCB: hệ số lương theo cấp bậc của nhân công trực tiếp sản xuất xây dựng công bố tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
– t: 26 ngày làm việc trong tháng.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của Thông tư này chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan điều tra, khảo sát, xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng làm cơ sở lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn.
2. Trường hợp mặt bằng đơn giá nhân công xây dựng trên thị trường của địa phương lớn hơn đơn giá nhân công xác định trên cơ sở mức lương cơ sở đầu vào ở mức cao nhất công bố tại Phụ lục số 1 nhân với hệ số cấp bậc của Phụ lục số 2 của Thông tư này chia 26 ngày thì Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi công bố.
3. Mức lương cơ sở đầu vào (LNC) công bố tại Phụ lục 1 của Thông tư này sẽ được Bộ Xây dựng công bố điều chỉnh khi mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường biến động trên 10%.
Điều 6. Xử lý chuyển tiếp
1. Đơn giá nhân công trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng theo quy định của Thông tư. Các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
2. Đối với một số dự án đầu tư xây dựng đang áp dụng mức lương và một số khoản phụ cấp có tính đặc thù riêng do cơ quan có thẩm quyền cho phép thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét giải quyết./.
Ghi chú:
– Địa bàn áp dụng mức lương cơ sở đầu vào của các vùng I, II, III và IV theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
– Mức lương cơ sở đầu vào nêu trên được xác định bằng cách lấy mức lương điều tra thực tế trung bình chia cho hệ số cấp bậc tương ứng tại Phụ lục số 2 của Thông tư này. Mức lương điều tra thực tế trung bình đã bao gồm các khoản bảo hiểm mà người lao động phải nộp cho nhà nước, và chưa bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).
Ghi chú:
Nhóm 1: Công nhân thực hiện các công việc:
– Mộc, nề, sắt, bê tông các loại (trừ bê tông nhựa), cốp pha, hoàn thiện, đào, đắp đất;
– Khảo sát xây dựng (bao gồm cả đo đạc xây dựng);
– Vận hành các loại máy và thiết bị thi công xây dựng (máy làm đất, máy đầm, máy nâng hạ, máy khoan, máy đóng ép cọc, máy bơm, máy hàn,…) bao gồm cả nhân công thủ công trực tiếp phục vụ công tác xây dựng.
Ghi chú:
Đối với kỹ sư trực tiếp thực hiện một số công tác như khảo sát, thí nghiệm được xác định trong hệ thống định mức dự toán hiện hành, cấp bậc, hệ số lương áp dụngtheo Bảng số 2.

Ghi chú:
1. Nhóm 1: Ô tô vận tải thùng, ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, tải trọng dưới 7,5T; cần trục ô tô sức nâng dưới 7,5T; xe hút mùn khoan; ô tô bán tải; xe ô tô 7 chỗ dùng trong công tác khảo sát; xe hút chân không dưới 10 tấn; máy nén thử đường ống công suất 170CV.
2. Nhóm 2: Ô tô vận tải thùng, ô tô tự đổ, ô tô tưới nước, tải trọng từ 7,5T đến dưới 25T tải trọng từ 7,5T đến dưới 25T; cần trục ô tô sức nâng từ 7,5T đến dưới 25T: ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng dưới 14,5m3; xe bơm bê tông; máy phun nhựa đường.
3. Nhóm 3: Ô tô tự đổ, tải trọng từ 25T trở lên; ô tô đầu kéo từ 200CV trở lên; ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng từ 14,5m3 trở lên; cần trục ô tô sức nâng từ 25T trở lên.
PHỤ LỤC 3
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ NHÂN CÔNG THỊ TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
1. Nguyên tắc khảo sát và xác định giá nhân công xây dựng thị trường trong xây dựng:
– Giá nhân công thị trường trong xây dựng (giá nhân công thị trường) là mức giá nhân công cho một công việc xác định trên thị trường tại một khu vực hoặc địa phương nhất định. Mỗi công việc sẽ có các mức giá nhân công khác nhau, giá nhân công phụ thuộc vào trình độ tay nghề, uy tín của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Giá nhân công xây dựng trung bình trên thị trường cho một công việc là trung bình số học các giá nhân công khác nhau trên thị trường để thực hiện công việc đó.
– Đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường trong khu vực, làm việc 1 ngày 8 giờ, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).
– Việc khảo sát giá nhân công thị trường trong xây dựng phải đảm bảo giá nhân công được tính đúng, tính đủ theo quy định của pháp luật tại tất cả các vùng, khu vực cần công bố.
2. Các bước tiến hành điều tra, khảo sát đơn giá nhân công thị trường trong xây dựng:
2.1. Phân chia khu vực (vùng): Việc phân chia khu vực để khảo sát thực hiện theo quy định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng.
2.2. Xác định đối tượng điều tra, khảo sát:
– Điều tra, khảo sát công nhân trực tiếp xây dựng thuộc các thành phần kinh tế trên thị trường lao động, bao gồm thợ chính và thợ phụ đại diện cho từng công việc.
– Điều tra, khảo sát thợ chính và thợ phụ thuộc các thành phần kinh tế thông qua người sử dụng lao động.
2.3. Cách thức điều tra, khảo sát: phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra khảo sát tới đối tượng được khảo sát.
2.4. Số lượng khảo sát giá nhân công của khu vực công bố tối thiểu phải là 15 thợ chính và 15 thợ phụ, đại diện cho các công việc trong nhóm ở các địa điểm tập trung dân cư và xây dựng. Những khu vực không đủ số lượng để điều tra, khảo sát thì lấy theo số lượng khảo sát thực tế thu thập được.
2.5. Xử lý số liệu điều tra, khảo sát:
- Phương pháp: lấy “trung bình số học các mức giá nhân công xây dựng của thợ chính cộng với trung bình số học các mức giá nhân công xây dựng của thợ phụ chia cho 2”, mức giá nhân công này tương ứng với giá nhân công của thợ bậc 3,5/7. Các mức giá nhân công của các bậc thợ khác xác định trên cơ sở mức giá nhân công của thợ bậc 3,5/7 và bảng cấp bậc, hệ số lương trong Phụ lục số 2. (xem công thức tính đơn giá ngày công trong phụ lục sô 03 - thông tư 05/2016), tính được đơn giá ngày công 3,5/7 theo thị trường sẽ tính được mức lương tháng, từ lương tháng sẽ tính được đơn giá ngày công các cấp bậc công nhân khác.
II. Nội dung các văn bản còn lại: Lên google gõ tên văn bản hoặc tải về tại đây.

III. Tóm lược các nội dung thay đổi chính:

Có một số thay đổi (những nội dung thay đổi đồng thời cũng là những nội dung thay thế), của 2 thông tư 05&06/2016/TT-BXD như sau so với 2 thông tư 04/2010/TT-BXD và thông tư 01/2015/TTBXD:
1. Hệ số nhân công - thông tư 05/2016/TT-BXD (liên quan đến chi phí nhân công):
Theo thông lệ là áp dụng thông báo hướng dẫn mới nhất của Sở XD địa phương, nhưng đến thời điển hiện nay (đầu th/5-2016), chưa thấy ban hành.
2. Lương tối thiểu đầu vào - thông tư 05/2016/TT-BXD (liên quan đến chi phí lương nhân công điều khiển máy):
Thay đổi, tăng từ 150-180.000đ theo từng vùng, điểm mới là có độ dao động, cũng từ 150-180.000đ theo từng vùng chứ không cố định 1 mức như trước đây.
- Mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công theo thông tư 01/2015/TT-BXD:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV
2.350.000
2.150.000
2.000.000
1.900.000
- Mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công theo thông tư 05/2016/TT-BXD:
(Phụ lục 1)
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV
2.350.000 - 2.530.000
2.150.000 – 2.320.000
2.000.000 – 2.154.000
1.900.000 – 2.050.000
Sở XD từng địa phương sẽ khảo sát, công bố cụ thể.
3. Định mức tỷ lệ % Chi phí chung
Bảng 3.7, 3.8 - thông tư 06/2016/TT-BXD.
Khác một chút so với thông tư 04/2010/TT-BXD là không phân biệt trong/ngoài đô thị.
4. Định mức tỷ lệ % thu nhập chịu thuế tính trước:
Bảng 3.9 - thông tư 05/2016/TT-BXD.
5. Bảng tổng hợp dự toán xây dựng:
Bảng 2.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG
Công trình: ………………………………….
Đơn vị tính: đồng
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ
THUẾ GTGT
GIÁ TRỊ SAU THUẾ
KÝ HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí xây dựng



GXD
1.1
Chi phí xây dựng công trình




1.2
Chi phí xây dựng công trình phụ trợ (trừ lán trại).








2
Chi phí thiết bị



GTB
3
Chi phí quản lý dự án



GQLDA
4
Chi tư vấn đầu tư xây dựng



GTV
4.1
Chi phí thiết kế xây dựng công trình




4.2
Chi phí giám sát thi công xây dựng








5
Chi phí khác



GK
5.1
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ




5.2
Chi phí bảo hiểm công trình




5.3
Chi phí hạng mục chung



dự toán




6
Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)



GDP
6.1
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh



GDP1
6.2
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá



GDP2

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6)



GXDCT

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)
NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số…
Ghi chú:
Bảng 2.1 là bảng tổng dự toán, gồm tất cả các khoản mục chi phí, xây dựng, lăp đặt, thiết bị, quản lý, tư vấn, chi khác… Trong bảng này 2 thành phần hạng mục chung và dự phòng, tách riêng, nhưng khi tính giá trị gói thầu xây lắp thì lại cộng vào (bảng 2.5).
6. Bảng tổng hợp chi phí thiết bị:
Bảng 2.2. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ
Công trình: …………………………………………………….
Đơn vị tính: đồng
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ
THUẾ GTGT
GIÁ TRỊ SAU THUẾ
KÝ HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí mua sắm thiết bị



GMS
1.1




1.2








2
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ



GĐT
3
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị



G
4
Chi phí khác có liên quan



GK

TỔNG CỘNG (1+2+3+4)



GTB

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)
NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số…
7. Bảng tổng hợp chi phí hạng mục chung:
Bảng 2.3. TỔNG HỢP CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG
Công trình: …………………………………………………
Đơn vị tính: đồng
TT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
GIÁ TRỊ
TRƯỚC THUẾ
THUẾ
GTGT
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
 
HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công



CNT
2
Chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế



CKKL
3
Các chi phí hạng mục chung còn lại



CK
3.1
Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường




3.2
Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công




3.3
Chi phí hoàn tr hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình




….





TỔNG CỘNG (1+2+3)



CHMC
Các khoản mục “Nhà tạm, lán trại”; “Chi phí một số c/tác không x/định được khối lượng từ thiết kế” (trước đây là “Trực tiếp phí khác”) và “Chi phí hạng mục chung còn lại” được tách riêng thành 1 khoàn mục gọi là “Chi phí hạng mục chung”, nó không nằm chung trong chi phí xây lắp như trước đây, nhưng trong giá gói thầu (khi mời chào giá, đấu thầu, đề xuất) nó vẫn nằm trong giá trị gói thầu, vì các khoản mục này đương nhiên thuộc chi phí phải bỏ ra của nhà thầu.
- Chi phí nhà tạm, lán trại:
Thông tư 06/2016/TT-BXD.
= 2% giá trị xây lắp với công trình đi theo tuyên như công trình giao thông, kênh mương… và = 1% với các công trình còn lại.
- Chi phí một số c/v thuộc hạng mục chung không x/định được khối lượng từ thiết kế:
Bảng 2.4. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC THUỘC HẠNG MỤC CHUNG KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ
(Gồm các khoản mục chi phí tại điểm b, khoản 5.1 Phụ lục 02 của Thông tư 06/TT-BXD)
Đơn vị tính: %
STT
LOẠI CÔNG TRÌNH
TỶ LỆ (%)
1
Công trình dân dụng
2,5
2
Công trình công nghiệp
2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò
6,5
3
Công trình giao thông
2,0
Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông
6,5
4
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
2,0
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
2,0
8. Bảng tổng hợp giá trị dự toán:
Bảng 2.5. TỔNG HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
Đơn vị tính: đồng
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ
TRƯỚC THU
THUẾ
GTGT
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
HIỆU
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
1
Chi phí xây dựng của gói thầu



GXD
1.1
Công tác A




1.2
Công tác B




1.3








2
Chi phí hạng mục chung



GHMC
2.1
Chi phí xây dựng nhà tạm




2.2
Chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế




2.3
Chi phí các hạng mục chung còn lại




...




3
Chi phí dự phòng (GDPXD1 + GDPXD2)



GDPXD
3.1
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh



GDPXD1
3.2
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá



GDPXD2

TỔNG CỘNG (1+2+3)



GGTXD

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)
NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…,số
Ghi chú:
Bảng 2.5 Bảng tng hp d toán gói thu thi công xây dng, gồm 3 các thành phần chi phí phần xây dựng:
1. Chi phí xây dựng
(Chưa bao gồm chi phí thiết bị và nhà tạm, lán trại)
2. Chi phí hạng mục chung
Xem bảng 2.3 ở trên.
3. Chi phí dự phòng
Khoản mục này trước đây tính theo tỷ lệ % giá trị xây lắp, bây giờ gồm 2 khoản mục:
- Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, và:
- Dự phòng cho yếu tố trượt giá.
Nó nằm trong giá trị gói thầu, nhưng không nhất thiết phải nằm trong phí chào thầu của nhà thầu.
Và một số nội dung thay đổi khác…
* * *
Thông tin cập nhật:
Hiện đã có thông báo 142/TB-SXD ngày 05/5/2016 của Sở XD thay thế thông báo 109/TB-SXD, nhưng do sử dụng mức lương đầu vào bằng mức nhỏ nhất trong khung mức lương đầu vào theo thông tư 05/2016/TT-BXD (bằng với mức lương cũ theo thông tư 01/2015/TT-BXD) nên các hệ số điều chỉnh nhân công vẫn như thông báo 109/TB-SXD
Lịnk tải thông báo 142: http://www.mediafire.com/download/n6byt2qz3h2iab5
* * *
Bài liên quan:

| Phiên bản dự toán 2015 | Một số điều chỉnh, nâng cấp… |