1. Công
tác bả matit:
Định mức sửa đổi phần xây dựng
1772 của Bộ XD ban hành năm 2012, đã điều chỉnh định mức một số công tác bất hợp lý trong định mức 1776-2007, công tác bả matit có định mức nhân công tuy đã giảm (từ 0,3công/m2 xuống còn 0,09công/m2), nhưng vẫn cao so thực tế, trong khi định mức vật tư (matit) thì lại
thấp (0,4kg/m2):
Thực tế hao phí vật tư matit khoảng 1-1,2kg/1m2
tùy độ phẳng nhẵn của bề mặt lớp trát (định mức 1772 chỉ 0,4kg/m2); còn nhân
công, mỗi ngày 1 công nhân có thể bả khoảng 20m2 (định mức 1772 ~ = 1/0,11= 10m2).
Để giá thành dự toán / dự thầu hợp lý
hơn, khi gặp công tác bả matit thì
có thể xử lý theo các cách sau:
-
Cách 1: Sử dụng mã hiệu công tác bả
ventônit, định mức sát với thực tế hơn à không sửa định mức, chỉ sửa lại
tên vật tư ventônit thành matit:
-
Cách 2: Sử dụng mã hiệu đơn giá sẵn có của các
công tác bổ sung mà định mức sửa đổi bổ sung 1172 mới đưa vào như bả bằng bột
bả MyCorlor, bột Spec, bột Boss…. cũng cho định mức hợp lý hơn (định mức đã
tham khảo nhà sản xuất):
-
Cách 3: Vẫn dùng mã bả matit (tường:
AK.82110, cột, dầm, trần: AK.82120), sau đó ở bảng phân tích vật tư (sheet PTVT), chỉnh lại định mức:
+ Định mức vật tư matit: chỉnh 0,4kg/m2 lên 0,8-1,2kg/m2 (theo định mức của
nhà sản xuất);
+ Định mức nhân công: Định mức sửa
đổi – 1772 – tuy đã giảm, nhưng vẫn còn cao vì 0,09 công/m2 (tường), 0,11
công/m2 (cột dầm, trần), tương đương 1 nhân công chỉ bả khoảng 10m2 / ngày,
thực tế khối lượng vào khoảng 20m2, tương đương định mức khoảng 1/20= 0,05 công
/m2. (nếu sửa định mức nhân công thì cũng phải tính toán và sửa cả đơn giá nhân
công).
Chú
ý:
- Nếu vai trò là đơn vị tư vấn thì
không nên dùng cách 3, mặc dù có thể nêu lý do định mức chỉ tham khảo, hợp lý
thì giữ nguyên, không thì sửa lại, nhưng mất công thuyết minh, bảo vệ với bên
thẩm định, CĐT (vì đã sửa định mức).
- Nếu vai trò là nhà thầu thi công
thì dùng cách nào cũng được (vì theo nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009
của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, và nghị định 32
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng, thì nhà thầu có quyền quyết định đơn giá định mức khi tham gia chào giá,
đề xuất, đấu thầu).
2. Xử
lý công tác đóng trần thạch cao:
Cũng theo định mức phần xây dựng
(1776) của Bộ XD ban hành năm 2007 (1772) thì giá thành 1 m2 trần thạch cao sau
khi thành phẩm khoảng 500.000đ/m2, cao gấp 3 lần giá thị trường (chỉ khoảng
160-180.000đ/m2), sau này - năm 2012 - Bộ XD ban hành định mức sửa đổi (1172)
có giảm định mức nhân công nhưng giá thành /m2 thì vẫn cao hơn khoảng 2 lần giá
thị trường. Vì vậy các c.ty tư vấn thiết kế và nhà thầu rất thích thiết kế
và thi công công tác đóng trần.
Khắc phục tình trạng này, đa số các
Sở Tài chính địa phương, từ năm 2013 đã bổ sung trong danh mục vật tư hàng
tháng thêm vật tư "Trần thạch cao…", giá thành phẩm (sau khi gia công lắp đặt
hoàn chỉnh) chỉ khoảng 160-180.000đ/m2, trần khung nổi thì giá khác, trần giật
cấp thì nhân hệ số, tùy thời điểm và khu vực…
Để giá thành dự toán (hay dự thầu)
hợp lý hơn, khi gặp công tác đóng trần
thì có thể xử lý như sau:
- Đầu tiên ở sheet BKL (bảng khối
lượng), nhập mã hiệu đơn giá đóng trần, nhưng sau đó sửa đơn giá nhân
công = 0 (vì đã tính mét vuông thành phẩm thì không tính thêm chi phí nhân công
nữa à đơn giá nhân công = 0).
- Qua đến bảng phân tích vật tư
(sheet PTVT), theo mặc định sẽ phân tích ra nhiều vật tư linh tinh và nhân
công, bạn cắt hết các hao phí linh tinh đi, chỉ giữ lại 1 hao phí “Tấm thạch
cao…”:
Và sửa lại thành: "Trần thạch cao… (thành
phẩm, bao gồm chi phí nhân công)", định mức = 1 (vì là thành phẩm nên cũng
không tính hao hụt):
Qua bảng giá trị vật tư ta thấy chỉ
có 1 loại vật tư là "Trần thạch cao thành phẩm", không có những vật tư phụ linh
tinh nữa, chỉ việc nhập giá cho loại vật tư đó theo giá Sở Tài chính địa phương
công bố hoặc báo giá nhà sản xuất hoặc giá trị trường cho 1 mét vuông thành
phẩm, đơn giản và "sát giá" hơn là để nguyên định mức như trước.
Tham khảo cách xử lý 2 công
việc trên và xử lý tương tự cho các công việc khác nếu định mức chưa phù hợp
với thực tế hay biện pháp thi công.
Bài liên quan: | Điều chỉnh giá dự thầu | Hỏi về việc áp dụng định mức v/chuyển vật liệu lên cao và lắp dựng dàn giáo phục vụ thi công | Xây gạch block bê tônghay bị nứt tường? Định mức đơn giá cho công tác xây gạch bê tông rỗng k/thước nhỏ? |
Bài liên quan: | Điều chỉnh giá dự thầu | Hỏi về việc áp dụng định mức v/chuyển vật liệu lên cao và lắp dựng dàn giáo phục vụ thi công | Xây gạch block bê tônghay bị nứt tường? Định mức đơn giá cho công tác xây gạch bê tông rỗng k/thước nhỏ? |