[tin xây dựng] Thông tin về nghị định 10/NĐ-CP ngày 09/02/2021

Dự toán cập nhật bộ đơn giá 2059-UBND tỉnh Phú Yên 2020 | Quản lý bán hàng -quản lý kho [Nhập-Xuất-Tồn] trên excel rất đơn giản |

Nghị định 10/2021 là gì ? Có gì mới, bao giờ có hiệu lực ? Sao văn bản luật gì mà thay đổi liên tục thế ?

Đó là những hỏi thăm của nhiều anh em, doanh nghiệp xây dựng trong những ngày đầu năm 2021.

Ngày 09/02/2021, Chính phủ ban hành Nghi định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019.

* * *

Năm 2020 vừa qua với một loạt các thay đổi về dữ liệu định mức, đơn giá, cách tính trong việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tường đã yên thì năm mới 2021 vừa đến ít ngày đã có ngay 1 ‘cơn bão’ mới đang đến gần, chưa thể biết trước ‘sức công phá’ cũng như ‘hậu quả‘ của nó sẽ ra sao…

Và bài viết này chỉ là những nhận xét chung và khách quan, hoàn toàn không có ý kiến nhận xét, chỉ trích hay bóc mẽ với cụ thể cá nhân, hay doanh nghiệp nào.

Mấy ngày gần đây có nhiều quan tâm của anh em tư vấn xây dựng liên quan đến nội dung nghị định 10/NĐ-CP, bản thân rất ư là lười và chậm về những cập nhật thay đổi văn bản luật, vì nó quá nhiều, quá nhanh, không thể nào bắt kịp chứ chưa nói đến nhớ cho hết nội dung, thấy mọi người hỏi han nên cũng phải nhờ Google để xem thử ngô khoai tròn méo ra sao...

Có một điều lạ là khi văn bản đang còn dự thảo trên bàn giấy, thì một số phần mềm dự toán đã có ngay thông tin để đưa quảng cáo, ngay và luôn!!!

Cứ như thể họ chờ chực, canh me đâu đó từ trước, khi C/P hay BXD, hay SXD địa phương 'ra' 1 văn bản nào là họ ‘chộp’ ngay lấy, xem như mới lượm được bửu bối, đăng quảng cáo ngay. Và thường họ sẽ thổi phồng vấn đề lên, ‘quan trọng hóa vấn đề’ lên, tung hỏa mù làm cho doanh nhiệp có cảm giác là làm dự toán, làm tư vấn XD sao mà phức tạp thế, họ như bị phụ thuộc hoàn toàn vào các phần mềm, phải ‘ra lúa’ mua phần mềm để có công cụ sử dụng và được cập nhật kịp thời.

Ở góc độ nào đó thì việc các phần mềm dự toán… (nói chung) nhanh nhạy cập nhật thông tin là tốt cho người dùng, nhưng ở góc nhìn khác nhiều người có cảm giác họ lợi dụng sự thay đổi này để quảng bá sản phẩm, và (hình như) làm phức tạp vấn đề, để doanh nhiệp thấy sự phức tạp mà ‘ra lúa’.

Bởi tôi cũng có đọc sơ (khoảng 5 phút, hơn 30 trang nghị định 10/2021) thì thấy cơ bản vẫn ‘u như kỹ’ thôi, định nghĩa (lại) về các khái niệm trong quản lý đầu tư và cách xác định các khỏan chi phí đó, như: Tổng mức đầu tư; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác; Chi phí dự phòng… Các số liệu cụ thể về định mức tư vấn, quản lý dự án thì Bộ XD ban hành sau, hiện vẫn chưa có, nhưng dự kiến sẽ có thay đổi nhích lên hay nhích xuống gì đó chút chút gọi là...

Đọc rất nhiều, nhưng đọng lại chẳng có bao nhiêu.

Sơ bộ một số nội dung mới trong nghị định 10/2021:

- Phân cấp để các sở Xây dựng công bố đơn giá công trình thay vì ban hành áp dụng đơn giá xây dựng công trình như Nghị định 68/2019/NĐ-CP;

- Về  định mức dự toán xây dựng: Theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP trước đây định mức được ban hành áp dụng, nghị định 10/2021/NĐ-CP thì công bố để áp dụng, tham khảo. (trang 17).;

- Về đơn giá nhân công, ca máy: Theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP trước đây ban hành theo quý, nghị định 10/2021/NĐ-CP thì yêu cầu công bố theo định kỳ hàng năm hoặc sớm hơn khi cần thiết (có nghĩa không nhất thiết ban hành bộ đơn giá tính sẵn mà ban hành đơn giá NC, ca máy hàng năm);

- Các định mức chi phí như: Tổng mức đầu tư; Chi phí quản lý dự án… (chưa có)

Nhưng anh em lên Google tìm thông tin về nghị định 10/2021 cũng như đọc toàn bộ nội dung thì sẽ thấy rất chi là 'bao la và trừu trượng'.

Hiện tại vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, đến khi có văn bản chính thức Tuấn Anh sẽ cập nhật vào phần mềm và gửi bản cập nhật sớm nhất đến các đơn vị.

'ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ' LÀ CÓ THẬT

Dân gian có thành ngữ "Đục nước béo cò".

Cò kiếm ăn nhờ vào nước, nước càng đục càng tốt, vì nước đục thì cá tôm phải ngoi lên mặt nước để hít thở và lại thêm không nhìn thấy cò nên cò mặc sức đánh chén.

Trong trường hợp này, văn bản luật như là nước, doanh nghiệp như là cá tôm, các công ty phần mềm như là cò… (số ít, không phải tất cả), nước sạch cá tôm không bị chết, sinh sôi nhiều, lớn nhanh, cò vì thế mà cũng hưởng lợi theo.

Văn bản luật rõ ràng sẽ là môi trường tốt cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, vì thế các cty phần mềm cũng hưởng lợi theo, nói chung là cùng nhau phát triển.

* * *

Cá nhân, doanh nghiệp hoạt động XD đều có mong muốn các văn bản luật phải có tính bền vững, rõ ràng, khoa học, chứ đừng thay đổi xoành xoạch hoặc không rõ ràng, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như hiện giờ nhiều dự án phải tạm dừng để chờ xem thông tư hướng dẫn ra sao mới làm tiếp (đến thời điểm hiện nay nghị định đã có còn thông tư thì chưa), chưa kể những ảnh hưởng kéo theo khác.

Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng, khi ban hành văn bản A thay thế văn bản B, nên có 1 phụ lục so sánh, hoặc nêu rõ lý do vì sao cần thiết ban hành thay thé, văn bản B lạc hậu hay sai sót thế nào, văn bản A khắc phục cái gì, bỏ cái gì, bổ sung cái gì. Như vậy sẽ dễ hiểu hơn và thuận tiện hơn rất nhiều khi áp dụng, chứ thực tế là nhiều người không biết lý do tại sao.

Được vậy thì quá tốt cho doanh nghiệp.

* * *

Tuy Hòa. 09/3/2021

Không có nhận xét nào: