I. Từ ngày 1/7/2022, nhà thầu xây dựng phải mua bảo hiểm cho bên thứ ba
Đây là một trong những nội dung của Nghị định 20/2022/NĐ-CP, ngày 10/3/2022, sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP về quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Từ ngày 1/7/2022, nhà thầu thi công xây dựng ngoài việc phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường (như trước đây) thì còn phải mua thêm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Bảo
hiểm bên thứ ba là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của bên mua bảo hiểm đối với
bên thứ ba phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người hoặc tài sản.
Một
số lỗi sơ ý như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh
hưởng đến tài sản của bên thứ ba, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng
công trình…
Link tải nghị định 20/2022: https://moc.gov.vn/Images/FileVanBan/20-2022-ND-CP_10032022d.pdf
Điểm mới của Nghị định
20/2022/NĐ-CP
1. Bổ sung quy định về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:
- Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Nhà thầu thi
công xây dựng.
- Phạm vi bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho
nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà
thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với
những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực
tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan
(nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo
hiểm. (tức nếu có rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ bôi thường cho nhà thầu bằng số tiền mà nhà thầu sẽ bồi thường cho bên
bị thiệt hại)
- Số tiền bảo hiểm:
a)
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100
triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
b)
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản được xác định như sau:
-
Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu
đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá
trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
-
Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối
thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100
tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
- Thời hạn bảo hiểm: thời hạn bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày
bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và
được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
- Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
2….,
BÌNH LUẬN:
Hiện
tại chí phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba chưa được
hạch toán vào chi phí dự toán. Vậy nhà thầu chưa được tính mà vẫn phải bỏ ra
chi phí trước.
Và
nếu từ 1/7/2022 đến khi có văn bản cụ thể về khoản chi phí bảo hiểm bắt buộc
với bên thứ 3, thì nhà thầu XD dù muốn hay không cũng phải phát sinh thêm chi
phí này. Nhà thầu cần lưu ý trong thương thảo hợp đồng.
+
Nhà thầu không thể không mua bảo hiểm này, vì về sau còn thanh tra, kiểm toán…
rồi cũng phải xuất toán mới quyết toán được.
+
Nhà thầu cũng không thể nói với Cty bảo hiểm: Xong công trình không có tai nạn
bên thứ ba, đề nghị hoàn lại tiền. Không bao giờ có chuyện đó.
CÁC THẮC MẮC VÀ THẢO LUẬN:
- Bên thứ 3 là ai
?
Bên
thứ nhất là CĐT, bên thứ 2 là nhà thầu, bên thứ ba bao gồm tài sản và người đi
lại quanh quẩn khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có
liên quan đến việc khảo sát, thiết kế thi công xây dựng công trình..
Ví
dụ ông A, bán vé số đi ngang công trình xây dựng bị gạch / đá hay sắt thép, máy
móc rơi vào người gây thương tích; Ông B say xỉn, chạy xe đâm sầm vào đống cát công
trình hoặc các phần vật tư, thiết bị thuộc công trình gây tai nạn, thiệt hại về
xe, người; Ông C đậu xe ô tô dưới chân công trình bị gạch đá roi vào làm hư xe…
- Phạm vi bảo hiểm
?
Doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng
những khoản tiền … với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng,
tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng…
- Vậy nếu ông A,
B, C bị thiệt hại vào lúc 10h đêm, công trình đang trong thời gian thi công ban
ngày nhưng tạm nghỉ thi công ban đêm thì doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường
không ?
Vấn
đề này do bên mua và bán bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng.
- Số tiền bảo hiểm
?
a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho 1 người / 1 vụ ….
Vậy đây là số tiền
nhà thầu bỏ tiền mua hay là số tiền nhà thầu được nhận đền bù nếu có rủi ro ?
Không
hiểu !
b)
Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản được xác định như sau:
-
Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá trị công trình…
Vậy nếu công trình
xây dựng có giá trị 0,2 tỷ (= 200 triệu, < 1.000 tỷ) thì nhà thầu phải bỏ ít
nhất 100 triệu để mua bảo hiểm cho bên thứ 3 ?
Không
hiểu !
-
Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối
thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100 tỷ đồng…
Vậy nếu công trình
xây dựng có giá trị 1.001 tỷ thì nhà thầu phải bỏ ít nhất 100 tỷ để mua bảo
hiểm cho bên thứ 3 ?
Không
hiểu !
- Chi phí bảo hiểm
rủi ro công trình xây dựng do chủ đầu tư hay nhà thầu thi công mua ?
Theo
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 thì bảo hiểm bắt
buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, chủ đầu tư mua BH, hoặc nhà thầu (trong
trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng)
- Chi phí bảo hiểm
rủi ro người lao động thi công trên công trường do chủ đầu tư hay nhà thầu thi công
mua ?
Theo
Khoản 28 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì đối với người lao động thi công trên
công trường, nhà thầu thi công xây dựng phải mua BH.
- Chi phí bảo hiểm
bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba do chủ đầu tư hay nhà
thầu thi công mua ?
Nghị
định 20/2022/NĐ-CP quy định: Đối với trách nhiệm dân sự với bên thứ ba, nhà
thầu thi công xây dựng phải mua BH.
- Thời hạn BH đối
với người lao động thi công trên công trường ?
Thời
hạn BH bắt đầu kể từ ngày thực hiện công
việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy
định pháp luật.
Việc
xác định thời hạn BH cụ thể được căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác
nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực
tế trên công trường.
- Khi nào bên mua
bảo hiểm được thanh toán bảo hiểm ?
Khi
người lao động bị thương, bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát
sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm
BH, Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản
tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp
pháp của người lao động theo quy định, tổng số tiền bồi thường BH không vượt
quá 100 triệu đồng/người/vụ.
- Chi phí bảo hiểm
tính vào đâu trong giá thành xây dựng ?
Điểm
e Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021, khoản mục chi phí
bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thuộc mục chi phí khác trong tổng
mức đầu tư xây dựng công trình.
- Chi phí bảo hiểm
của công trình xây dựng có được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng hay không ?
Tại
khoản 1 Điều 4, quy định các công trình phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt
động đầu tư xây dựng, phí bảo hiểm đối với công trình trong thời gian xây dựng
được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng.
- Có các loại bảo
hiểm nào cho một công trình xây dựng ?
Nghị
định 119/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 20/2022/NĐ-CP) quy định các loại bảo
hiểm trong hoạt động xây dựng:
+
Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng. (CĐT mua)
+
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (nhà thầu tư vấn mua)
+
Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, bảo hiểm
người lao động. (nhà thầu XD mua)
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. (nhà thầu XD mua)
+
Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng. (nhà thầu XD mua)
- Những loại công
trình nào phải mua bảo hiểm ?
Căn
cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm công trình xây
dựng là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua trong quá trình thi công công trình.
Các công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình gồm:
+
Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng
+
Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
+
Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp
theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan
- Cách tính chi
phí bảo hiểm công trình ?
Phí
bảo hiểm công trình = tổng giá trị công trình (xây lắp + th.bị) x tỷ lệ phí bảo
hiểm xây dựng.
+ giá
trị công trình (xây lắp + th.bị) = giá
trị hợp đồng
+ tỷ
lệ phí bảo hiểm là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được ghi cụ thể
trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC. Tỷ lệ này là mức tối đa, nó có
thể thỏa thuận tùy thuộc vào độ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của
công ty bảo hiểm khảo sát.
Ví dụ tham khảo:
Công
trình giáo dục (cấp III, không có tầng hầm), chi phí xây dựng trước thuế = 30
tỷ, chi phí thiết bị trước thuế = 2 tỷ.
+ Phí
bảo hiểm (trước thuế) = 0,08%*(30 tỷ + 2 tỷ) =
25.600.000 (đồng)
+ Phí
bảo hiểm (sau thuế) 25.600.000 x 1,1 = … (đồng)
TÓM TẮT NỘI DUNG
- Từ
ngày 01/7/2022, nhà thầu thi công xây dựng ngoài việc phải mua bảo hiểm bắt
buộc đối với người lao động thi công
trên công trường (như trước đây) thì còn phải mua thêm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
- Cụ
thể, các loại bảo hiểm trong xây dựng đã tồn tại theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP:
+
Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
+
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
+
Bảo hiểm đối với vật tư, thiết bị, người lao động.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. (Nghị định
20/2022/NĐ-CP, bổ sung từ 01/7/2022, nhà thầu XD mua)
- Bảo
hiểm công trình (bao gồm bảo hiểm trách
nhiệm dân sự đối với bên thứ ba) là một phần chi phí thuộc tổng mức đầu tư
của dự án, nhằm mục đích đề phòng nếu xảy ra rủi ro trong quá trình xây dựng để
khắc phục hậu quả. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công
trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất
ghi trên bảo hiểm. Tuy vậy nó cũng làm phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh
của nhà thầu, vì trường hợp nếu không xảy ra rủi ro trong quá trình xây dựng với
bên thứ ba, khoản chi phí này nhà thầu đương nhiên không được nhận lại, đơn vị
thụ hưởng là cty bảo hiểm.
-
Từ 01/7/2022, sẽ có nhiều gói thầu, khi đấu thầu / ký hợp đồng chưa có chi phí
này, vì cơ cấu chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án chưa có, tức là nhà thầu
chưa được tính mà đương nhiên vẫn phải bỏ ra chi phí trước. Nhà thầu cần lưu ý
trong thương thảo hợp đồng.
* * *
II. Tăng lương
tối thiểu 2022
Cũng
từ 01/7/2022 – tăng lương tối thiểu
Ngày
12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối
thiểu vùng mới từ 01/7/2022. Mức tăng là 6% so với mức cũ.
Hiện
tại (01/7/2022) chưa có văn bản của cơ quan chuyên môn về XD điều chỉnh lương
nhân công dự toán nên giá nhân công trong dự toán vẫn giữ nguyên như cũ cho đến
khi có văn bản mới.
* * *
III. Bức tranh tổng
thể ngành xây dựng:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 27/6/2022 đã tổ chức hội nghị về tình hình, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022. Tại hội nghị này, ông Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, đã có bài phát biểu về ngành xây dựng Việt Nam nửa đầu năm 2022.
‘Càng làm càng lỗ, nếu tiếp diễn 5 năm nữa,
Việt Nam sẽ không còn doanh nghiệp xây dựng’
“Nếu theo đơn giá bình thường, làm hết sức
chặt chẽ, quản lý tốt, doanh nghiệp xây dựng có biên lợi nhuận khoảng 4%. Nhưng
hiện nay do tình hình nợ đọng, giá vật liệu xây dựng tăng, không được bù giá,
doanh nghiệp xây dựng càng làm càng lỗ. Nếu tình hình này tiếp diễn thêm 5 năm
nữa, chắc Việt Nam không còn doanh nghiệp xây dựng nào”.
Chủ
tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp, nói với Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 27/6/2022.
Ông
Hiệp chỉ ra 6 vấn đề của ngành xây dựng và doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Một là số lượng công việc 6 tháng qua dù có khá hơn năm
2021 song vẫn còn rất ít. Tình trạng vướng mắc pháp lý khiến số dự án triển
khai năm nay ít ỏi. Sở dĩ năm 2022 sáng hơn năm 2021 là do vốn FDI đổ vào Việt
Nam khá nhiều.
Đáng
chú ý, ông Hiệp cho biết các doanh nghiệp xây dựng hiện không muốn làm dự án
trong nước. Đặc biệt, các dự án đầu tư công thì doanh nghiệp xây dựng… “rất
sợ”. Nguyên nhân chính là giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, kéo dài từ năm 2020
đến nay.
Ví dụ
dầu diesel, nếu dự án trúng thầu vào quý IV/2020 thì đến nay, giá dầu đã tăng
từ mức 12.000 – 12.600 đồng/lít lên 30.000 đồng/lít, tức tăng 240%. Giá thép so
với đầu năm 2021 đã tăng 20% - 60%.
Giá
đất đắp nền, giá đá, giá cát… cũng tăng mạnh; đơn cử giá cát cuối năm 2020 là
300.000 – 320.000 đồng/m3 thì bây giờ là 360.000 đồng/m3. Giá nhựa đường vào
cuối quý IV/2020 là 11.000 đồng/kg thì giờ đã là 15.500 đồng/kg. Giá xi mămg
cũng tăng từ 1.400 đồng/kg lên 1.980 đồng/kg.
“Như
vậy giá vật liệu xây dựng tăng quá cao mà chưa có biện pháp gì ngăn chặn và bù
giá cho nhà thầu”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai của doanh nghiệp xây dựng
là nhân công lao động. Đặc thù của ngành xây dựng là sử dụng nhiều lao động
thời vụ (70%). Tuy nhiên, sau dịch, lực lượng này không quay lại công trường
như mong muốn.
“Thanh
Hóa là tỉnh cung cấp thợ hoàn thiện nhiều nhất nhưng sau dịch thì phần lớn công
nhân xây dựng đi làm du lịch nên không quay lại. Mặt khác, đơn giá nhân công
cũng tăng 25% - 30%. Tăng vậy mà chúng tôi cũng không kiếm đâu ra nhân lực”,
ông Hiệp than thở.
Vấn đề thứ ba là các thủ tục về giao nhận
thầu. Ông Hiệp đánh giá: “Doanh nghiệp xây dựng khổ nhất trong các loại doanh
nghiệp vì phải phục vụ tất cả đối tượng”.
“Hôm
qua anh Hải (ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, HoSE: HBC –
PV) nói với tôi là anh cố gắng nói với Bộ trưởng rằng chúng tôi không có cửa
nào không phải trả tiền, ít nhất 5%. Đó là cái đau khổ của doanh nghiệp xây
dựng mà không biết kêu với ai”, ông Hiệp hướng về Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.
Vấn đề thứ tư là doanh nghiệp xây dựng
vấp phải quy định “oái ăm” về phòng cháy chữa cháy. Ông Hiệp khẳng định, không
ở đâu mà một nước đang phát triển như Việt Nam lại có tiêu chuẩn phòng cháy
chữa cháy cao như các nước phát triển. “Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy của
Việt Nam lấy theo tiêu chuẩn của Mỹ và có thêm thắt thêm. Tiêu chuẩn của ta gần
như cao nhất thế giới”.
Vấn đề thứ năm là kiểm toán, thanh kiểm
tra. Ông Hiệp giãi bày “nỗi khổ” vì tình trạng hồi tố. “Có những dự án đã quyết
toán khoảng 10 năm, bây giờ kiểm toán vào bảo ‘chỗ này là sao, phải nộp lại
tiền đất’ nhưng người ta không làm sai mà là cơ quan định giá các tỉnh quyết
định. Giờ dự án xong, hồ sơ quyết toán rồi, người ta chia lãi, chia cổ tức ăn
hết rồi, kiểm toán đến bảo phải truy thu cái này, cái nọ thì truy thu ở đâu,
lấy đâu ra để nộp. Xin Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng quy định các dự án sau 5 năm
thì không hồi tố, không thanh kiểm tra nữa để doanh nghiệp yên tâm làm ăn”.
Vấn đề thứ sáu là tài chính. Theo ông
Hiệp, việc cạn vốn tín dụng đang khiến các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng gặp
khó khăn về dòng vốn. “Không phải chúng tôi không được cấp vốn nhưng nó nhỏ
giọt nên rất khó khăn”.
Chủ
tịch VACC tha thiết: “Nếu theo đơn giá bình thường, làm hết sức chặt chẽ, quản
lý tốt, doanh nghiệp xây dựng có biên lợi nhuận khoảng 4%. Nhưng hiện nay do
tình hình nợ đọng, giá vật liệu xây dựng tăng, không được bù giá, doanh nghiệp
xây dựng càng làm càng lỗ. Hôm rồi chúng tôi họp Ban chấp hành Hiệp hội các nhà
thầu xây dựng Việt Nam, có nói với nhau, nếu tình hình này tiếp diễn 5 năm nữa,
chắc không còn doanh nghiệp xây dựng nào tồn tại. Chúng tôi rất mong Bộ trưởng
kiến nghị cho phép các doanh nghiệp xây dựng lớn được báo cáo với Thủ tướng để
cứu rỗi ngành xây dựng, còn không chúng tôi nghĩ ngành xây dựng tan nát mất.
“Ở góc độ hiệp hội, chúng tôi thấy tình hình vô cùng khó khăn, có thể nói cứ càng ngày càng lụn bại, chỉ trừ một số doanh nghiệp làm được theo phương thức này, ví dụ chỗ anh Nguyễn Bá Dương, trước làm Coteccons, giờ làm Newtecons, anh ấy đưa ra chủ trương: dứt khoát không nhận công trình đầu tư công, chỉ làm công trình nào chủ đầu tư thanh toán đàng hoàng. Trong số doanh nghiệp xây dựng chúng tôi theo dõi, có mỗi ông này không bị nợ nần, có lãi, còn lại hầu hết vướng vào nợ nần, kể cả công ty lớn. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng để cho chúng tôi có một lối thoát…”, ông Hiệp nói.”.
| Nhà thầu xây dựng kêu cứu | Thanh, quyết toán hợp đồng trọn gói: "Lời không ăn" nhưng "lỗ phải chịu" | Không giải quyết được nợ đọng: Việt Nam sẽ không còn nhà thầu xây dựng? |
Thông tin trên cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa của ngành xây dựng, ít nhất ở hiện tại và tương lai gần, nhưng câu chuyện cũng không có gì mới, vẫn là giá VL, NC trong dự toán luôn chạy sau trong cuộc đua không cân sức với giá ngoài thị trường, rồi thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, kéo dài…
* * *
TP Tuy Hòa: 01/7/2022
Tổng hợp: Tuấn Anh, Nguồn: Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét