* Hỏi:
1. Bốc xếp vật liệu lên cao
-
Khi thi công ở độ cao dưới 16m với những công tác không thể hiện độ cao thì
nhân công, máy thi công trong công tác bốc xếp + vận chuyển được tính vào đâu?
-
Với những khối lượng thi công trên 16m với những công tác không thể hiện độ cao
thì công tác bốc xếp+ vận chuyển tính khối lượng từ mốc 16m trở lên hay tính
toàn bộ khối lượng?
2. Lắp đặt dàn giáo phục vụ thi
công
- Mã hiệu định mức AL.611xx - của ĐM 1776: lắp
dàn giáo ngoài, với chiều <= 3,6m thì có được áp dụng dàn giáo chiều cao
<=16m hay không? (vì trong thuyết minh, định mức lắp dựng dàn trong chỉ
được áp dụng khi chiều cao > 3,6m).
- Mã hiệu định mức AL.61200 – lắp dàn giáo trong,
với chiều cao <=3,6m thì áp dụng theo ĐM nào?. Vì trong trong thuyết minh,
định mức này chỉ áp dụng cho chiều cao >3,6m (thực tế với chiều cao 2,5-3,6m
vẫn phải sử dụng dàn giáo để thi công tường và trần).
- Thời gian sử dụng dàn giáo trong định mức bình
quân trong khoảng thời gian ≤ 1tháng, cứ kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng
thì tính thêm 1 lần hao phí vật liệu. Cho mình hỏi: Tính thêm một lần hao
phí có phải tính như sau không: Hao phí dàn giáo trong ĐM x (1+n), trong đó n
là số tháng tính thêm ?
* Trả lời:
Bạn có thể tham khảo công văn trả lời của Bộ Xây dựng như sau:
Link nguồn: http://www.xaydung.gov.vn
Bộ Xây dựng có công văn 2088/BXD-KTXD hướng dẫn Công ty ... áp dụng định mức vận chuyển vật liệu và sử dụng dàn giáo thi công như sau:
1. Về việc áp dụng định mức vận
chuyển, bốc xếp vật liệu lên cao:
Theo
quy định tại định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng) kèm theo
Quyết định số 1776/QĐ-BXD (định mức số 1776/QĐ-BXD) ngày 16/8/2007 của Bộ Xây
dựng thì định mức vận chuyển vật liệu lên cao (mã hiệu AL.70000) chỉ áp dụng
đối với những loại công việc:
-
Đã được định mức trong định mức này nhưng không quy định độ cao như công tác
trát, láng, ốp, sơn, bả...
- Thực hiện ở độ cao > 16m.
Đối
với dự án có chiều cao thiết kế công trình cao +30,9m như nêu tại văn bản số
309/CV-CT thì phần khối lượng công trình được áp dụng định mức vận chuyển và
bốc xếp vật liệu lên cao phải tính từ cos +16m đến cos +30,9m.
Do
vậy, việc áp dụng định mức vận chuyển, bốc xếp vật liệu lên cao không tính từ
cos +0,00m đến chiều cao thiết kế công trình +30,9m và cũng không phân tách
công trình cao 30,9 thành các mức <4m, <16m và <50m để áp dụng định
mức như nêu tại văn bản số 309/CV-CT.
2. Về việc áp dụng định mức lắp
dựng dàn giáo phục vụ thi công
Theo
quy định của định mức số 1776/QĐ-BXD thì:
+
Định mức dàn giáo ngoài (mã hiệu AL.61100) áp dụng cho tất cả các công tác xây
dựng cần dàn giáo để thi công (như công tác xây, trát, ốp, sơn, bả,…) và được
tính theo chiều cao thiết kế công trình với các mức ≤ 16m, ≤ 50m và > 50m.
+
Định mức dàn giáo trong (mã hiệu AL.61200) áp dụng cho tất cả các công tác xây
dựng cần dàn giáo để thi công (như công tác xây, trát, ốp, sơn, bả,…) và chỉ
được tính khi thi công các công tác có chiều cao ≥ 3,6m và tính thêm một lớp
cộng dồn đối với mỗi 1,2m chiều cao tăng thêm.
Như
vậy, việc áp dụng định mức dàn giáo phục vụ thi công như nêu tại văn bản số
... là phù hợp quy định, tuy nhiên dàn giáo phục vụ thi công là loại vật
liệu luân chuyển, theo quy định tại định mức số 1776/QĐ-BXD thì thời gian sử
dụng dàn giáo tính trung bình ≤ 1 tháng, cứ kéo dài thời gian sử dụng thêm 1
tháng thì tính thêm 1 lần hao phí vật liệu.