THẢO LUẬN THÊM VỀ THÔNG BÁO 129/TB-SXD - NGÀY 14/10/2021

Dự toán Phú Yên 2021 (Thông tư 12/2021-BXD + đơn giá 135, 136/SXD) |

File excel tổng hợp, update tên, giá vật tư và Gxl dự toán (tiện ích mới miễn phí) |

Sau hơn 1 tháng rưỡi ban hành thông báo hướng dẫn nhưng vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc. Vậy nên hôm nay, sau khi tìm hiểu nguyên tắc áp dụng văn bản luật hành chính, tham vấn ý kiến chuyên môn từ anh em XD và ý kiến pháp lý từ luật sư, tham khảo các phần mềm dự toán khác và các địa phương khác (Bình Định, TpHCM…), tôi có phân tích ngắn trao đổi thêm với anh em về vấn đề này.

Thông báo 129/SXD

Một văn bản làm rõ TT 12/2021/TT-BXD và các QĐ 135, 136/SXD nhưng lại hướng dẫn sử dụng lại bộ đơn giá 2059 mà chiếu theo nội dung các văn bản ấy nó chỉ có giá trị tham khảo, không còn giá trị sử dụng. gây nhiều thắc mắc.

Qua hình ảnh hệ thống hóa và minh họa (bên dưới), xét về mặt nguyên tắc áp dụng luật Quy phạm pháp luật thì văn bản thông báo này cần có giải thích thỏa đáng, vì:

Thứ nhất, thông báo là một dạng văn bản làm rõ, hướng dẫn thực hiện, nó phải thống nhất với chính quyết định do cùng một “chính chủ” ban hành mà nó đang có nhiệm vụ làm rõ, hướng dẫn thực hiện. Thứ hai, nó phải thống nhất với văn bản cơ sở ở cấp cao hơn (thông tư 12/2021) do Bộ XD ban hành.

Chưa nói đến nội dung, dữ liệu có thay đổi hay không. Giả như nội dung, dữ liệu văn bản sau (thông tư 12/2021/BXD và các QĐ135, 136/SXD) có giống văn bản trước (thông tư 10/2019/BXD và các QĐ139, 152/SXD, bộ đơn giá XDCB 2059) 99% hay 100% thì văn bản trước cùng lắm cũng chỉ có giá trị tham khảo, vận dụng, không còn giá trị sử dụng.

Vì vậy có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thắc mắc sao một văn bản cấp dưới lại không thống nhất với các văn bản cấp cao hơn (hướng dẫn sử dụng lại bộ đơn giá cũ 2059 trong khi văn bản cấu thành nên nó đã được thay thế bởi các văn bản mới hơn của BXD và của chính SXD ban hành trước đó) ?.

Hình ảnh minh họa:


Thẩm quyền giải đáp thắc mắc thuộc về người ban hành văn bản đó. Cá nhân doanh nghiệp thắc mắc vui lòng liên hệ “chính chủ” để được giải đáp. Ở đây chỉ là trao đổi, thảo luận. Bởi vì cán bộ công chức hưởng lương từ thuế của cá nhân doanh nghiệp, nên trách nhiệm của cán bộ công chức sẽ là giải đáp thắc mắc và tạo điều kiện thuận lợi hết mức cho cá nhân, doanh nghiệp, mọi người đừng ngại, cứ hỏi trực tiếp hoặc gửi văn bản khi gặp vướng mắc trong công việc.
* * *
... Tiếp tục nhận được câu hỏi của anh em về chủ đề này...
I. Câu hỏi:
Anh, em hỏi thăm về 2 cách tính dự toán, cách nào đúng ?
- Cách 1: Tính theo đơn giá 2059 sau đó cộng bù chênh lệch (… ko nêu nguồn)
- Cách 2: Chiết tính đơn giá trực tiếp từ định mức thông tư 12/2021/TT-BXD và giá ca máy 136

II. Trả lời:

Có thể trả lời ngay và luôn là cách 1 vừa lòng vòng vửa không chính xác.

III. Chứng minh:

Lấy ví dụ 1 công tác cụ thể để chứng minh cho dễ hình dung:

AB.64123

Đắp nền đường bằng máy đầm 16T, máy ủi 110cv, độ chặt K = 0,95

100m3

Và tạm bỏ qua phần nhân công, chỉ so sánh phần máy gốc qua bảng sau:

Cách 1

Cách 2

Theo đơn giá 2059 (năm 2020) sau đó cộng bù chênh lệch

Chiết tính trực tiếp từ định mức thông tư 12/2021/TT-BXD và giá ca máy 136

1. Đơn giá máy = 621.511 (M1)

(xem trong bộ đơn giá 2059, năm 2020)

1. Đơn giá máy = 741.412 (M2)

xem bảng chiết tính (hình 2)

2. Bù chênh lệch: Xem bảng bù chênh lệch (hính 1) = 118.128 (CL)

2. Bù chênh lệch = 0 (không tính bù)

Chi phí máy = M1+CL

     = 621.511  +  118.128 = 739.639 (C1)

Chi phí máy = M2

                     = 741.412 (C2)

Nhiều người nghĩ tuy cách 1 có lòng vòng nhưng vẫn đúng.

Nhưng đến đây ta nhận thấy C2 > C1 (chênh lệch = C2-C1 = 1.772đ)

=> trong 2 cách, có 1 cách sai, nguyên nhân ?

Đó là do trong giá trị (C1) chưa bao gồm phần máy khác của phần chênh lệch (CL)

= (CL)*1,5% = 1.772 (CLmk), nếu đem cộng giá trị này (CLmk) vào (CL) thì lúc đó (C1) = (C2). (Dừng lại khoảng 10s để suy nghĩ nếu chưa thông chỗ này)

Nhưng để tính được (CLmk) không đơn giản, thậm chí bất khả thi, vì trên thực tế mỗi công tác có mức hao phí % máy khác là khác nhau, không phải bằng nhau để tổng hợp nhân cùng 1 hệ số, đó là chưa kể phần bù nhiên liệu.

* * *

Ý kiến đại biểu quốc hội: 

Đừng để doanh nghiệp, người dân tốn kém vì "một rừng luật" kém chất lượng. "Một “rừng luật” với hiệu quả, chất lượng kém, thì thiệt hại còn nhiều hơn". đó là phất biểu của đại biểu / luật sư Trương Trọng Nghĩa tại phiên thảo luận sáng 24/5/2022 của Quốc hội. Nguồn: baodautu.vn

* * *

TH. 27/5/2022. Tác giả blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trừ những ý kiến bình luận ngoài lề và khiếm nhã, mọi ý kiến đều được hoan nghênh, xin hãy viết ý kiến bằng tiếng Việt có dấu. Cảm ơn.