Vật liệu khác là vấn đề được thảo luận, tranh cãi nhiều trên các diễn đàn dự toán xây dựng cũng như trong quá trình lập, trình duyệt dự toán và thanh quyết toán.
Bài viết này gửi anh
em tham khảo vấn đề giá trị vật liệu khác trong dự toán.
* * *
Qua dùng thử một số phần mềm chúng tôi nhận thấy dường như chưa có phần mềm nào tính đúng, tính đủ giá trị
Vật liệu khác cho đến thời điểm hiện tại (07/2017).
1. Hoặc không tính
ra được, đành phải bỏ trống ô giá trị vật liệu khác;
2. Hoặc tính theo
khối lượng vật liệu chính, cách tính này không đúng, vì VL khác phải được tính
theo GIÁ TRỊ (chứ không phải theo KHỐI LƯỢNG) VL chính. Vì nếu tính theo khối lượng sẽ làm đội
KL vật liệu chính lên. Phần này được qui định rõ tại phần thuyết minh ở trang
9, tập định mức 1776, 1777/BXD-VP của Bộ XD: “Mức hao phí vật liệu khác… được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính”;
3. Một số trường hợp
tính “áng chừng”, 1, 2, 3% gì đó: Không đúng, không chính xác;
4. Một số ý kiến cho
rằng nếu tính giá trị vật tư theo kiểu bù chênh lệch Vật liệu thì trong đơn giá
(gốc) của tỉnh công bố đã có % VL khác trong đó, nhưng giá trị VL khác trong
đơn giá là con số cố định, mà đúng ra nó phải thay đổi theo giá trị vật liệu
chính ở thời điểm lập dự toán.
Sau đây là 1 số dẫn
chứng:
* Ví dụ phần mềm thứ nhất:
1. Tại bảng tính toán, đo bóc khối
lượng: Nhập 1 mã hiệu công việc nào đó có giá trị VL khác, ví dụ mã AI.11111 (Sản xuất vì kèo thép…):
2. Qua bảng PTVT :
Ta thấy có định mức VL khác = 5%:
3. Qua bảng tổng hợp
vật liệu thì không thấy giá trị của 5% VL khác đâu:
* Ví dụ phần mềm thứ hai:
3. Qua bảng tổng hợp
vật tư cũng không thấy giá trị của 5% VL khác đâu:
Số tiền Vật liệu
chính 1 tấn sắt kèo khoảng 20 triệu (giá năm 2017), thì 5% VL khác của nó
khoảng 1 triệu, nhân với KL thực tế sẽ là con số không nhỏ. Nhưng nó đâu rồi?
Không có dụng ý bất cứ phần mềm nào, nhưng gần như tất cả các p/m hiện nay đều như vậy.
* Tham khảo 1 P/P tính Vật liệu khác đúng và dễ hiểu:
1. Bảng khối lượng,
nhập mã AI.11111:
2. Qua bảng PTVT :
Mới đầu ta thấy có định mức VL khác = 5%, và sau khi kết xuất bảng tổng hợp vật
tư, ta thấy nó đã tự động tính sẵn số tiền bằng công thức, link giá trị VL chính
từ bảng GTVT, khi giá trị VL chính thay đổi thì giá trị VL khác cũng thay đổi
theo:
3. Qua bảng tổng hợp
vật tư, A… nó đây rồi:
* Vấn đề quan trọng cần lưu ý
là: Giá trị VL khác thay đổi theo giá trị VL chính chứ không
phải là 1 số tiền cố định. Khi giá trị VL chính thay đổi thì giá trị VL khác
cũng thay đổi theo tương ứng với tỷ lệ % của VL khác.
* * *
Một số trường hợp
cần lưu ý như sau:
- Tr/hợp thứ nhất: Công trình chỉ định thầu, dự toán đã phê duyệt, gửi nhà thầu,
nhưng nhà thầu sau khi nghiên cứu dự toán thấy mất phần vật liệu khác đã “can
thiệp từ trên” để yêu cầu thiết kế tính lại dự toán (bổ sung phần vật liệu khác
vào dự toán) và thẩm tra, phê duyệt lại… Thiết kế nói coi như % giảm giá nhưng
nhà thầu không chịu, vì vậy tốt nhất thiết kế, ở phần việc của mình, cứ tính
đúng, tính đủ, nhà thầu giảm giá bao nhiêu là việc của họ sau này.
- Tr/hợp thứ hai: Công trình hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, nghĩa là đơn giá sẽ
điều chỉnh theo các thể chế nhà nước ban hành tại thời điểm thi công. Dự toán
đã phê duyệt không có vật liệu khác, quá trình quyết toán, khối lượng thì không
tăng, giá vật tư không biến động, nhưng do nhà thầu chiết tính lại đơn giá có
vật liệu khác, làm đội giá gói thầu khoảng 2%. Chủ đầu tư đòi trừ tiền thiết
kế, thẩm định, thẩm tra, do tính thiếu, vì dự toán đã duyệt, giờ lấy tiền đâu
thanh toán cho nhà thầu. (dự phòng chi thì chỉ được áp dụng khi có khối lượng
phát sinh).
- Tr/hợp thứ ba: Dự toán tính sai giá trị vật liệu khác (tính theo kiểu nhân tỷ lệ % vào khối lượng vật liệu hoặc tính theo kiểu "áng chừng" tỷ lệ %): Khi thẩm tra, phê duyệt bị trả về làm lại.
- …
Trên đây là một số rắc rối có thể gặp nếu tính thiếu, tính sai giá trị Vật liệu khác.
| Chủ đầu tư giảm 5% giá trị dự toán có đứng không ? |
| Chủ đầu tư giảm 5% giá trị dự toán có đứng không ? |